Vợ con thí tất cho thiên hạ
Yêu rất ban ngày, ghét rất đêm
(Thâm Tâm, Can Trường Hành, 1944)
Yêu rất ban ngày, ghét rất đêm
(Thâm Tâm, Can Trường Hành, 1944)
Thâm Tâm là một trong tam anh thời Tiền Chiến, bên cạnh Nguyễn Bính và Trần Huyền Trân. Họ là ba người bạn thân nhau nhất. Trong ba người này một người có thể chính là T.T.KH, đó là phỏng đoán của dư luận thời tiền chiến, còn tự nhận thì không ai tin dẫu có một người đã tự nhận. (Nếu có những bạn đọc trẻ không rõ bốn chữ viết tắt trên là gì, thì một cách vắn tắt, đó là bút hiệu phụ nữ viết tắt của một người làm ra 3 bài thơ não nùng đã làm rơi lệ và tuôn mực xuống cả ngàn trang giấy về một mối tình tan vỡ não nề, gói ghém trong vần điệu những bài “Hai Sắc Hoa Ti-Gôn,” “Bài Thơ Thứ Nhất,” “Bài Thơ Đan Áo,” và “Bài Thơ Cuối Cùng.”) Ba mươi ba tuổi, vào một ngày cuối năm âm lịch, xem ra là năm Canh Dần (dương lịch 1950), Thâm Tâm từ trần sau một cơn sốt nóng râm ran trong khi tham dự chiến dịch Thu Đông.
Ba mươi ba tuổi, với một ít truyện dài đăng báo, một vài vở kịch chưa diễn, một tập thơ chưa hề được xuất bản dù vậy khuôn mặt văn chương của Thâm Tâm đã là một khuôn mặt hiển lộ. Rải rác. Cái ông còn để lại đây đó trên một số báo chí xuất bản hồi ông mới ngoài hai mươi tuổi. Rải rác, những câu thơ; những bài hành. Ông chết, tác phẩm còn tản mạn nơi những trang giấy rời những người bạn thiết. Đó là một điển hình ở tiền chiến, mà vài chục năm sau cái chết của ông, văn thơ Việt Nam còn tiếp tục đánh mất những trường hợp như thế. Chắc chắn đó không phải là những trường hợp hiếm hoi. Một bàn tay đếm không đủ những người văn nghệ Việt Nam đã vĩnh viễn ra đi trong khói lửa, và tệ hơn, trong đói nghèo bệnh tật). Hàn Mặc Tử (1912-1940). Nguyễn Nhược Pháp (1914-1938). Bích Khê (1916-1946). Ở miền Nam trước 75 có Quách Thoại 27 tuổi, Chế Vũ, xấp xỉ 30 tuổi.
Cách đây ít lâu, sau khi về thăm nhà ở Sài Gòn, một chị bạn khi trở lại quận Cam có mang cho tôi cuốn “Thâm Tâm và T.T.KH” của Hoài Việt. Hoài Việt là một tác giả trẻ, phóng viên tờ Vệ Quốc Quân. Lúc ấy Thâm Tâm là Thư Ký Tòa Soạn, ngồi nhà cắt đặt công việc cho các biên tập viên, trình bày tờ báo, lại vẽ cả tranh cho tờ báo. Đó là giai đoạn kháng chiến, người đi kháng chiến coi cuộc kháng chiến là việc cứu nước đuổi thực dân xâm lược Pháp. Đó là thời rực rỡ cua những thơ văn thắm thiết tình yêu nước, của lòng trai thế hệ, thời của những đoàn quân khổng mọc tóc, những đồi tím hoa sim, những bên kia sông đuống, những nhà tôi, những tha la xóm đạo, những bài hành phương Nam… Thay vì ngồi tòa soạn, lần này Thâm Tâm lại đi. Đó là chuyến đi cuối cùng của tác giả Tống Biệt Hành. Hoài Việt kể: “Và chúng tôi đi. Tới Cao Bằng, bỗng một hôm anh kêu mệt. Anh sốt, nằm ở một căn nhà sàn, gần biên giới…Tôi cũng tưởng anh chỉ sốt bình thường một hai ngày rồi qua khỏi. Đến một buổi chiều, tôi được cử xuống đơn vị. Trước khi đi, tôi vào ngồi với anh một lát. Tôi nắm tay anh, thấy rất nóng. Mắt anh vàng hơn ngày thường. Anh bảo tôi đưa anh sang một chỗ nằm khác cho thoáng hơn. Tôi ôm lấy lưng anh, dắt đi. Anh vừa run lẩy bẩy vừa khẽ bảo:
-Mình thấy trong người thế nào ấy. Cậu đi khỏe nhé.
Tôi không thể ngờ đó là câu cuối cùng của anh nói với tôi. Ở đơn vị được một tuần, một hôm bỗng Thôi Hữu gặp tôi, báo tin là Thâm Tâm đã mất.” (tr.19). Trong tập Văn Học I, nhà xuất bản Tác Phẩm Mới in tại Hà Nội vào năm 1985, Từ Bích Hoàng viết: “…dọc đường đi lên biên giới (thu 1950), khi tới Quảng Uyên thì Thâm Tâm bị sốt cao, anh em trong đoàn phải gửi anh lại… Anh được đưa vào ở một nhà sàn tại Nà Pò và được một chú liên lạc viên đêm ngày chăm sóc chu đáo. Tuy ốm nặng nhưng anh không kêu than và cũng không dối dăng lại gì khi mất. Anh được chôn cất luôn tại bản Nà Pò. Chú liên lạc, sau khi anh mất, đã xỉn được bà con dân bản một mảnh vải trắng làm khăn tang và chỉ duy nhất đó là người để tang cho Thâm Tâm (trang 140).
Người đi? Ừ nhỉ, người đi thực!
Mẹ thà coi như chiếc lá bay,
Chị thà coi như là hạt bụi,
Em thà coi như hơi rượu say.
(Thâm Tâm, Tống Biệt Hành, 1940)
Mẹ thà coi như chiếc lá bay,
Chị thà coi như là hạt bụi,
Em thà coi như hơi rượu say.
(Thâm Tâm, Tống Biệt Hành, 1940)
Theo nhiều tài liệu, Thâm Tâm tự học và ngoài những học hành giáo khoa, ông còn học người xưa bằng những bộ sách lúc nào cũng kè kè bên mình, ở thành phố hay trong kháng chiến: những bộ Tam Quốc Chí, Thủy Hử… Cũng như phần đông thanh niên Việt Nam khác, Thâm Tâm dở dang chuyện học và lỡ làng kiếp sống. Đó cũng lại là một mặt tác hại của chiến tranh. Chưa hai mươi tuổi đã phải mưu sinh, cắm cúi trên những lòng sách và vừa hai mươi tuổi đã già dặn, cái già có thể hình dung thấy trên tuổi trẻ Việt Nam, và chỉ là Tuổi Trẻ Việt Nam. Cái già hai mươi tuổi va chạm ngoài đời, cái già với thê nhi quá sớm, cái già với hối hả hay chán chường.
Sinh ta, cha ném bút rồi
Rừng Nho tàn rụng cho đời sang xuân.
Nuôi ta, mẹ héo từng năm,
Vắt bầu sữa cạn tê chân máu gầy.
Dạy ta, ba bẩy ông thầy
Gươm dài sách rộng, biển đầy núi vơi
Nhà ta cầm đợ tay người,
Kép bông đâu áo, ngọt bùi đâu cơm?
(Thâm Tâm, Trảng Ca)
Rừng Nho tàn rụng cho đời sang xuân.
Nuôi ta, mẹ héo từng năm,
Vắt bầu sữa cạn tê chân máu gầy.
Dạy ta, ba bẩy ông thầy
Gươm dài sách rộng, biển đầy núi vơi
Nhà ta cầm đợ tay người,
Kép bông đâu áo, ngọt bùi đâu cơm?
(Thâm Tâm, Trảng Ca)
Thâm Tâm tên thật là Nguyễn Tuấn Trình, sinh ngày 12 tháng 5 năm 1917, tại Hải Dương, Bắc phần. Năm 18 tuổi ông bước vào làng văn với công việc trình bày bìa sách bìa báo cho nhà xuất bản Mai Lĩnh, Tiểu Thuyết Thứ Bảy. Trước đó, và có thể ngay lúc đó, gia đình sống bằng nghề đóng sách. Có lúc vẽ tranh đem bán bên hồ Hoàn Kiếm. Những năm Nhật vào giải giới Pháp, ông đi Sơn Tây học nghề làm đồ gốm, và vẽ đồ gốm.
Bài thơ đầu tiên của ông in trên tờ Tiểu Thuyết Thứ Bảy. Ngoài thơ, Thâm Tâm còn viết kịch và truyện dài. Ông đã có 6 truyện dài in ra, là Tiếng Hát Mùa Xuẩn, Gánh Hát Sử Nam, Người Giữ Ngựa, Thuồng Luồng Ở Nước, Bọn Trẻ Tàn Tật và Thuốc Mê. Từng viết trên các báo Bắc Hà (do ông và Trân Huyền Trân tự xuất bản, chỉ được vài số) – Tiểu Thuyết Thứ Năm – Truyền Bá.
Thâm Tâm ốm yếu, bé nhỏ, bệnh tật nhiều, viết không đủ sống mà lại có một gánh nặng gia đình. Ông không hút thuốc, không trà đình tử quán tuy đôi khi uống rượu trong anh em. Thâm Tâm, người thanh niên có đủ ý thức, người cầm bút có đủ thứ bệnh, lúc tuổi vừa qua hai mươi. Và cũng chính trong thời gian đó, ông ôm ấp một trưởng thành khác trong tuổi già của thanh niên, một sinh lực khác cho một đời sống khác sau này, là đời sống của Thơ Thâm Tâm.
Tuổi ấy ông còn thao thức vì một tiếng gọi xa xôi vọng về. Và “ngày mai tôi phải đi, mai này tôi phải đi,” đó là những lời ông đã nhắc đi nhắc lại trong một số bài thơ. Năm 1945 ông đã đi, góp cái thân thể nhỏ nhoi, thêm cánh tay gầy guộc cho kháng chiến. Nhưng ý thức hệ kháng chiến không để lại gì trong thơ Thâm Tâm. Những gì ông để lại là những gì đã viết trên Tieu Thuyết Thứ Bảy, giai đoạn từ 1937 tới khoảng 1944. Hào khí trong thơ Thâm Tâm có trước giai đoạn kháng chiến. Cái sức lực suy nhược ấy không cất nổi gánh nặng ở đời, nhưng biến thành Thơ, thành Hành, trở thành hào khí của những bài thơ, bài hành nổi tiếng nhất trong những bài thơ bài hành Việt Nam, về tâm huyết trai trẻ của một nước đang sống trong thời bị trị, mặc dù xung quanh tràn ngập những sáng tác lãng mạn, không khí lãng mạn, của một nền thi ca lãng mạn và tượng trưng.
Vọng Nhân Hành
Thăng Long đất lớn chí tung hoành
Bàng bạc gương hồ ánh mắt xanh
Một lứa chung tình từ tứ chiếng
Hội nhau vầy một tiệc quần anh.
Bàng bạc gương hồ ánh mắt xanh
Một lứa chung tình từ tứ chiếng
Hội nhau vầy một tiệc quần anh.
Mày gươm nét mác chữ nhân già
Hàm bạnh hình đồi, lưng cỗi đa
Tay yếu đang cùng tay mạnh dắt
Chưa ngất men trời hả rượu cha.
Hàm bạnh hình đồi, lưng cỗi đa
Tay yếu đang cùng tay mạnh dắt
Chưa ngất men trời hả rượu cha.
Rau đất cá sông gào chẳng đủ
Nổ bùng giữa tiệc trận phong ba
Rằng: “Đương gió bụi thì tơi tả
Thiên hạ phải dùng thơ chúng ta!”
Nổ bùng giữa tiệc trận phong ba
Rằng: “Đương gió bụi thì tơi tả
Thiên hạ phải dùng thơ chúng ta!”
Thơ ngâm giỏ giọng, thời chưa thuận
Tan tiệc quần anh, người nuốt giận
Chim nhạn, chìm hồng rét mướt bay
Vuốt cọp, chân voi còn lận đận.
Tan tiệc quần anh, người nuốt giận
Chim nhạn, chìm hồng rét mướt bay
Vuốt cọp, chân voi còn lận đận.
Thằng thí cho nhàm sức võ sinh
Thằng bó văn chương đôi gối hận
Thằng thơ trói buộc, thằng giã quê
Thằng phấn son nhơ, chửa một về!
Thằng bó văn chương đôi gối hận
Thằng thơ trói buộc, thằng giã quê
Thằng phấn son nhơ, chửa một về!
Sông Hồng chẳng phải xưa sông Dịch
Ta ghét hoài câu “nhất khứ hề.”
Ngoài phố mưa bay: xuân bốc rượu
Tấc lòng mong mỏi cháy tê tê
-Ới ơi bạn tác ngoài trôi giạt
Chẳng đọc thơ ta tất cũng về.
(Tiểu Thuyết Thứ Bảy, 1944)
Ta ghét hoài câu “nhất khứ hề.”
Ngoài phố mưa bay: xuân bốc rượu
Tấc lòng mong mỏi cháy tê tê
-Ới ơi bạn tác ngoài trôi giạt
Chẳng đọc thơ ta tất cũng về.
(Tiểu Thuyết Thứ Bảy, 1944)
Viên Linh