Mỗi lần nhắc tới cái tên Trần Dzạ Lữ là ký ức gợi đến ngay bài thơ “Bài Thơ Thứ Hai Cho Người Tình Sầu Cố Xứ”. Tôi còn nhớ bài thơ đó đăng ở tờ Văn. Đó không phải là bài thơ đầu của Lữ. Cũng không phải là bài thơ hay nhất của Lữ. Tôi nhớ cái tựa đề. Nói cho đúng, tôi nhớ hai chữ “cố xứ”. Người tình sầu cố xứ. Nghe là lạ. Cố xứ cũng như cố hương. Nhưng nghe có cái gì ngậm ngùi hơn là cố hương.
Trong vài bài thơ về sau, thỉnh thoảng Lữ có dùng lại từ này. Không phải cho tựa đề, mà là trong dòng thơ, nghe da diết vô cùng:
(Thánh Đọa)
(Đêm Mưa Nghe Tiếng Đàn Bầu).
Đọc Lữ, ta sẽ thấy cái “tình cố xứ”, cái “trời cố xứ” đó – hãy tạm gọi là “tâm thức cố xứ” - loanh quanh lẩn quẩn dưới những giọng thơ của chàng, không lúc này thì cũng lúc khác. Cố xứ là nơi chốn cũ. Là Huế. Lữ/Huế. Tôi/Huế. Hồ Minh Dũng/Huế. Lê Bá Lăng/Huế. Mường Mán/Huế. Trần Hoài Thư/Huế. Vân vân. Một cái tên thường gọi nhớ những cái tên như thế. Vì Huế thích thơ thích văn. Người Huế có cái lạ. Đang sống ở Huế, với Huế, mà hễ mới rời Huế, xa Huế, là nghe Huế-thương-Huế-nhớ y như thể bỏ Huế, y như thể không biết khi mô mới về lại Huế. Mà có xa gì cho cam. Ở Sài Gòn (hay ngay cả ở miền Tây) thì chỉ là một cái vé máy bay hai, ba tiếng đồng hồ. Hình như đó là thứ tâm thức đặc thù Huế. Ở thì muốn đi (vì buồn quá!). Mà đi thì lại nhớ. Nhớ thì muốn về. Nhưng về thăm chứ không muốn ở lại. Huế là cố xứ. Huế trở thành cố xứ. Khi đã gọi là cố xứ là không hy vọng gì về lại được chốn cũ. Hay nếu có về lại cũng không thể tìm ra những gì mà mình thích, mình tưởng tượng. Nói cho đúng, cố xứ là thứ thiên-đàng-tuổi-nhỏ đã mất. Cố xứ đó có người em gái, có bà mẹ già, có “nhai bắp rang đọc chuyện Kim Dung”, có tuổi thanh xuân, có em thắt bím màu hồng, có một cô Tôn Nữ nào đó... Tóm lại, đó là nơi chứa đựng những thứ mà cho dù có trở lại Huế thì vẫn không thể tìm lại được. Hãy nghe Lữ than thở:
(Mùa Hạ Về Thành Nội)
Thực ra, cái tâm thức cố xứ đó của Lữ còn được hình thành từ một tình huống dở khóc dở cười khác của thời đại: lính-học trò. “Là cậu học sinh, từ sân trường bước vào ngay quân trường, chiến trường, nhiều khi chưa kịp kinh qua cuộc sống xã hội, trong các quan hệ nghề nghiệp, tình yêu, hôn phối. Trong mỗi cậu học trò mười lăm, mười bảy, đã có một người lính mai phục đợi chờ. Và trong mỗi người lính về sau, vẫn còn cậu học trò ẩn náu, dở dang” (Đặng Tiến, Lời tựa cho tuyển tập “Thơ miền Nam trong thời chiến”). Đặng Tiến thật chí lý khi phát hiện tính cách khá đặc thù đó của một thế hệ lớn lên là đã thấy chiến tranh nằm lù lù trước mặt! Nói một cách khác, Lữ nằm trong đại đa số những người trẻ tuổi chưa sống hết những nôn nao tươi rói tuổi học trò thì thoắt một cái, lao vào vòng binh lửa.
(Ngày Vẫy Biệt Khu Rừng Mơ Tuổi Nhỏ)
Đang “ngai ngái tuổi mười lăm”, hồn còn “như chiếc áo” mới, nhìn “tóc em bay từng sợ” để mà mộng mơ, thì bỗng “khi không Tháng Giêng lên núi/Trời đày ta và thần thánh xa nhau”, Lữ đành phải trút bỏ lại tất cả để lên đường. Đi đâu? Đi đến nơi:
(Chiều Mai Lộc)
Tất cả thoáng chốc như một cuộc đời dụng ngược:
(Bữa Cơm Ngoài Chiến Trường/1972)
Bài thơ đây hiện thực này không có trong tập thơ “Hát Dạo Bên Trời”, nhưng có mặt trong tuyển tập “Thơ miền Nam trong thời chiến” do Thư Ấn Quán của Trần Hoài Thư sưu tập và phát hành ở Hải Ngoại. Và mới đây, đặc biệt được Nam Lộc, người điều khiển chương trình ca nhạc Asia, chọn đọc nguyên bài trong Video “Tình Khúc Từ Chiến Trường”, nói lên thân phận của người lính VNCH và ca ngợi những đóng góp của họ cho đất nước mà đã tùng bị lãng quên vì là những người thua cuộc. Hãy đọc tiếp vài đoạn trong một bài thơ chiến trường khác, cũng không có mặt trong “Hát Dạo Bên Trời”:
(Chiều Mai Lộc)
Bài thơ này, hiện thực không kém, hơi thở lại trào lộng, khiến cho nó mang một nét bi tráng riêng, nhắc ta nhớ đến một số bài thơ đầy mùi khói súng của Trần Hoài Thư hay bài “Qua Sông” của Tô Thùy Yên.
Có lẽ do một số hoàn cảnh tế nhị, thơ lính không nhiều trong tập thơ “Hát Dạo Bên Trời”. Lữ có lẽ đã chọn bỏ đi nhiều bài, chỉ giữ lại một số rất ít bài thơ mang hơi hướm chiến tranh và đời lính trước 1975. “Thư Gửi Người Ở Lại” có lẽ là một trong những bài đầy “tâm trạng” của người-lính-bất-đắc-dĩ Trần Dzạ Lữ:
Bài này làm năm 1971, là một trong những năm cao điểm nhất của cuộc chiến. Khác với mấy đoạn thơ trích ở trên, bài này có ngôn từ trau chuốt hơn, bóng bẩy hơn với nhiều ẩn dụ và tất nhiên, nghệ thuật hơn. Xương rã với hồn đau/bia mộ dựng trong hồn/quay quắt trong sương... Những cụm từ đọc lên nghe ngậm ngùi và nhói đau cho thân phận người lính. Nên không ngạc nhiên gì khi nghe lời van xin:
(Thánh Đọa)
“Mắc Cạn”. Đúng là mắc cạn. Thời chúng tôi là thời của những người mắc cạn. Cả một thế hệ mắc cạn. Những người lính như Lữ lại càng mắc cạn. Tiến không xong, lùi cũng chẳng được. Cũng vẫy cũng vùng đấy, nhưng cũng chỉ để vẫy và vùng. Và khát khao. Và trông ngóng. Hơn bất cứ ai, người lính là người thiết tha nhất trông ngóng ngày tàn cuộc. Để có nước mà bơi. Để có tương lai mà mơ ước.
Vó ngựa hồng, bếp lửa hồng, phơi tóc chiều xuân, mùa xuân trải chiếu... Chao ôi, một giấc mơ hoà bình thơm lừng hạnh phúc!
Khốn nỗi, hòa bình rồi, cái thế hệ vừa học trò vừa lính ấy ở miền Nam lại vẫn mắc cạn. Lần mắc cạn này dai dẳng hơn, dở khóc dở cười hơn, và có khi tàn nhẫn hơn. Thoát được “nỗi buồn chiến tranh”, Lữ - cũng như hàng triệu triệu người miền Nam - lại rơi vào “nỗi khổ hòa bình”. Là phía thất trận, chàng phải đi ở tù. Chàng trở thành công dân hạng hai, thành kẻ đứng ngoài. Không còn một cơ may nào trong xã hội mới, con đường duy nhất cho những người thất trận là đem hết sức bình sanh ra, bươn chải kiếm sống. Tất cả chỉ còn một mục đích duy nhất: sống còn. Cuộc chiến đấu để sống còn này, tuy rất âm thầm, nhưng không kém phần sinh tử. Hãy nghe Lữ nói về đạo quân tìm trầm thời xã hội chủ nghĩa:
(Khi Qua Dốc Mạ Ơi Ở Ba Lòng)
Nghe hao hao như Lữ đang tả cảnh chiến trường thuở nào thuở nao!
Tôi cũng đã từng là dân “ngậm ngải tìm trầm”. Cho nên đọc những giọng thơ này lòng thật vô cùng cảm khái và thấm thía. Nhân đây, tôi xin trích một đoạn ngắn trong phần kết bài “Ngậm ngải tìm trầm” của tôi như là một chia xẻ cùng nỗi gian nan của Lữ:
“Người xưa ngậm ngải tìm trầm. Ngày nay, tìm trầm không cần ngậm ngải nhưng không thiếu gian nan. Xưa cũng như nay, khi đói, người ta thường tìm rừng: môn, khoai, cây, trái... Thiên nhiên hào phóng, lúc nào cũng sẵn sàng dâng hiến của cải cho con người. Nhưng, con người tham lam, thô bạo. Rừng không còn thiêng, nước không còn độc. Núi rừng bây giờ toang hoác trước những đợt tiến công không thương tiếc của con người: bom, đạn, đào vàng, xẻ núi, đốn gỗ, lấy trầm... Riêng trầm hương, một loại cây quý hiếm của núi rừng Việt Nam, qua một thập niên bị đạo quân đói - hậu quả của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa - tấn công tàn phá, có lẽ đã hoàn toàn bị tiêu diệt. Khoảng từ năm 1983 đến 1993 - mà cao điểm là những năm từ 1984 đến 1990 - đạo quân cả trăm ngàn người đó gần như có mặt suốt dãy Trường Sơn, từ Việt Bắc đến cao nguyên miền Trung, để tìm trầm: mọi cây trầm gần như bị chặt trụi. Chẳng rõ có được bao nhiêu cây thoát khỏi búa rìu của con người. Họa chăng chỉ còn những cây con. Có thể cả trăm năm sau, với điều kiện môi sinh được bảo vệ thật tốt, may ra rừng núi Việt Nam mới thấy lại được cây trầm. Dù sao, có cả triệu người sống qua được cái giai đoạn tàn khốc đó của lịch sử nhờ trầm: đó là những người miền Nam thất cơ lỡ vận, những người miền Bắc nghèo đói.
Xin cảm ơn trầm!
Và cũng xin ngậm ngùi thắp nén hương lòng cầu nguyện cho cây trầm được tái sinh ở núi rừng Việt Nam. Dù một trăm hay hai trăm năm nữa!”
(“Loanh Quanh Những Nẻo Đường”, ký và tùy bút, nxb Văn Mới, Cali, 1998)
(Kệ sách Học Xá)
Hồi còn ở Việt Nam, tôi có ghé thăm Lữ cùng với Hồ Minh Dũng. Gia đình anh ở trên một căn gác nhỏ, trong một con hẻm nằm trên đường Trương Minh Giảng, thuộc quận Phú Nhuận. Ngay phía dưới là một cái chợ nhỏ. Nhỏ nhưng khá tập nập. Hàng ngày hai vợ chồng ra bán rau ở đó. Chị bán, anh phụ. Nhà thơ và người đàn bà đã từng là “cô gái Sài Gòn” phơi phới ngày nào bây giờ ngồi giữa rau, giữa cải, giữa mùi tanh, giữa ruổi, giữa kiến, giữa những phùng mang trợn mắt, giữa những đốp chát, giữa những chèo kéo, giành giựt. Ở đó không có thơ mà chỉ có đời sống. Và đời sống thì vô danh. Lữ vô danh. Chúng tôi vô danh. Bên những cốc rượu đế, những kẻ vô danh chúng tôi tự tìm lấy nơi nhau một chút tình nghĩa cũ càng, lỗi nhịp. Chẳng đủ xóa đi được tí nào nỗi nhọc nhằn của cuộc mưu sinh, lại càng thêm ngậm ngùi cho thân thế những con người qua cuộc phế hưng. Nhưng dù sao cũng có chút âm ấm tình người. Dù chỉ là khoảnh khắc.
Căn gác trọ đi vào thơ anh:
(Mùa Xuân Trò Chuyện Với Gác Lửng)
Bài thơ này có hai chữ lạ: chao chớn. Chao chớn là chênh vênh, chao đảo, bất định? Hình như từ này cũng được Lữ dùng ở đâu đó trong một bài thơ khác. Cùng với “cố xứ”, “chao chớn” mang âm hưởng riêng của Lữ.
Bài “Ở Chợ” nghe càng chua chát và ngậm ngùi hơn:
Ôi, “nỗi buồn chiến tranh” và “nỗi khổ hòa bình”!
Dẫu sao, rốt cuộc, Lữ đã trở lại, có cơ hội trở lại với thế giới văn chương chữ nghĩa, điều mà rất nhiều và nhiều năm sau 1975, không ai dám nghĩ tới. Và “Hát dạo bên trời” đã ra đời. Nhìn ngày tháng ghi trên những bài thơ, tôi tò mò nhận thấy bài “Mùa xuân gửi thị trấn hoa vàng” đề năm 1975 (hẳn là trước tháng 4/75) và bài kế đó đề năm 1982. Nghĩa là có một quãng thời gian anh không làm thơ (?). Bảy năm. Một khoảng cách thời gian đầy ý nghĩa. Đó là khoảng thời gian mà xã hội miền Nam trải qua một cuộc xáo trộn khủng khiếp, người miền Nam quằn quại, vật vã chuyển đổi từ một dạng sống này đến một dạng sống khác. Đổi lốt. Đổi đời. Đổi còn là may. Phải nói là lật ngược đời!
Ấy thế mà cái lạ là thơ Lữ vẫn thế. Đọc hết tập thơ, ta nhận thấy Lữ trước và Lữ sau vẫn là một Lữ. Trong lời thơ. Trong hơi thơ. Trong hồn thơ. Trong chữ và nghĩa. Trong tấm lòng. Cung Tích Biền nhận xét: “Ba mươi năm, thơ vẫn giữ được một dung phong thuần nhất” (Lời tựa của tập “Hát Dạo Bên Trời”). Này nhé, hãy đọc một đoạn thơ của năm 1969:
(Xuân Tha Phương)
Một đoạn khác vào năm 1991:
Tha phương hề, hiu hắt mười năm Vẫn thương hương bưởi ngái trong hồn Quê ơi, mùa rét qua trên tóc Ta vẫn mơ mòng đêm sáng trăng!
(Gửi Người Áo Tím/1991)
Một đoạn vào năm 1971:
(Chiều Tôi)
Một đoạn khác vào năm 1995:
(Ở Quán Cà Phê Diên Vỹ)
Cũng đều là nỗi buồn chia cách. Lời thơ đơn giản. Hơi thơ nhẹ, êm. Nhịp điệu chậm rãi. Mấy chục năm trôi qua với bao nổi trôi, cay đắng, Lữ vẫn giữ một cách “hành thơ” riêng của mình, không cần cách tân, không cần khám phá, không cần kỹ thuật này kỹ thuật nọ gì gì hết. Không cần giả danh, theo đuôi. Không “thiền”, không “đạt đạo”, không “hư vô”, không khinh thế ngạo vật, ngạo người ngạo đời và ngạo mình. Lữ làm thơ với những gì sẵn có trong mình. Hiếm khi tìm thấy trong thơ Lữ những cặp từ Hán Việt phảng phất mùi triết lý thời thượng, làm dáng. Lữ làm thơ cứ như là làm cho mình đọc. Buồn thì nói là buồn. Vui thì nói là vui. Không giả vờ vui, giả vờ buồn. Một nỗi buồn hiền lành và chân thật. Và cụ thể.
Lữ làm nhiều loại thơ khác nhau: năm chữ, sáu chữ, bảy chữ, tám chữ, lục bát. Hầu như không có một bài thơ tự do phá cách nào. Cũng đáng xem là lạ. Giai đoạn Lữ sáng tác mạnh nhất là 1965-1975 là giai đoạn ảnh hưởng của nhóm Sáng Tạo mạnh mẽ trên văn đàn miền Nam. Tờ báo Văn nơi thơ Lữ thường xuyên xuất hiện không thiếu loại thơ phá cách. Sau 1975, nhất là từ giai đoạn “đổi mới” (cỡ những năm 1985, 1986), thơ trong nước không thiếu loại thơ này. Ấy thế mà Lữ không chịu ảnh hưởng một tí nào. Anh cứ làm thơ theo cách riêng của anh. Vần điệu đầy đủ và chỉnh. Dù năm chữ, bảy chữ, tám chữ hay lục bát. Trong những bài lục-bát, anh vẫn theo nhịp 2/2 đều đặn:
Lâu lâu ta thấy một cách ngắt nhịp hơi khác:
Nói chung, những bài thơ thành công nhất của Lữ thường là những đoản khúc lục bát hay thơ tám chữ. Chẳng hạn như đoản khúc sau, tả về tâm trạng xao xuyến của người lính hành quân trên núi:
(Ngày Xuân Ở Thường Đức)
Những bài tám chữ như “Thư Gửi Người Ở Lại”, “Ngày Vẫy Biệt Khu Rừng Tuổi Nhỏ”, “Gửi Người Xa Xăm”, “Sao Không Nói” (bài này không có trong tập thơ “Hát Dạo Bên Trời”) dài hoặc khá dài, là những bài hoàn chỉnh và lời thơ rất tha thiết. Nhiều hình ảnh, nhiều ví von đa dạng. Với tôi, cái “chất thơ Trần Dzạ Lữ” chân thật nhất thường tỏa ra nơi những bài thơ tám chữ đó. Hơi thơ lắng đọng, nhịp thơ miên man, lời thơ níu kéo nhau tạo nên nhiều cảm xúc.
Hãy thưởng thức và trích đoạn từ những bài thơ nói trên:
(Sao Không Nói)
(Thư Gửi Người Ở Lại)
Cám ơn Lữ. Cám ơn nhà thơ. Những dòng thơ chân tình của Lữ đưa tôi sống lại những ngày tháng quê nhà yêu dấu. Một quê nhà rất đời thường, rất ngọt, rất đậm đà. Và cực kỳ đơn giản.
Điều tôi không thể nào tìm thấy bây giờ trong cuộc sống mới trên xứ người.
Chủ đề: Giới thiệu nhà thơ Trần Dzạ Lữ