Ảnh (Nguồn: dansinh.dantri.com.vn)
I/
Nhạc sĩ Anh Việt Thu tên thật là Huỳnh Hữu Kim Sang, ông sinh năm một ngàn chín trăm ba mươi chín, và mất năm một ngàn chín trăm bảy mươi lăm tại Sài Gòn vì suy thận.
Khi mất, ông chỉ mới vừa ba mươi sáu tuổi.
Ông sinh ra bên Cambodia nhưng làm khai sinh tại Mỹ Tho. Tên Kim Sang là tên của sư thầy ở ngôi chùa, nơi mà ba má ông đã đến đó cầu tự.
Ông là anh lớn. Dưới ông còn các người em Phi Long, Phi Hùng và Việt Thu. Ông lấy bút danh Anh Việt Thu, với nghĩa là: anh của em Việt Thu.
Bạn bè ông nhận xét: Anh Việt Thu là người mẫu mực, nhu hòa, cởi mở, ăn mặc chỉnh tề, tươm tất (ông từng dạy học tại trường An Mỹ – Bình Dương) kín tiếng nhưng hiền lành, ít nói nhưng chân thành, nghiêm nghị nhưng lại rất nghệ sĩ tính.
******
Anh Việt Thu từng là trưởng đoàn văn nghệ của tổng hội sinh viên quốc gia (NK: 1958 – 1959)
Ông cũng đã hoàn thành luận án về âm nhạc học tại nhạc viện Tokyo, và đỗ tốt nghiệp hạng ưu tại trường Âm Nhạc Quốc Gia Sài Gòn. Khóa đầu tiên.
Ông cũng là người thành lập ra đoàn du ca Phù Sa, lưu diễn từ Cần Thơ ra đến Huế (1965 – 1966) và là tác giả của nhiều bản hùng ca.
Ông còn là huấn luyện viên thanh ca Sài Gòn, cùng với Đỗ Quý Toàn, Nguyễn Đức Quang, là tiền thân của phong trào du ca Việt Nam.
Ông từng có chương trình riêng mang tên Giờ Âm Nhạc Anh Việt Thu trên vô tuyến truyền hình Việt Nam (1971).
Ông để lại cho đời khoảng trên dưới hai trăm ca khúc. Trong số những ca khúc mà ông viết, có những bài, mà các thế hệ người Việt sinh vào những năm đầu cho đến giữa thế kỷ hai mươi, cả trong và ngoài nước, đều đặc biệt yêu thích, là các bài: Tám Điệp Khúc (1965), Đa Tạ (1966), Gió Về Miền Xuôi (1967), Nhớ Nhau Hoài, Hai Vì Sao Lạc, Mùa Xuân Đó Có Em và Người Ngoài Phố.
II/
Ca khúc Hai Vì Sao Lạc được Anh Việt Thu sáng tác vào năm một ngàn chín trăm sáu mươi sáu. Lương An Cảnh, một người bạn đồng học Quốc Gia Âm Nhạc với Anh Việt Thu kể lại: Anh Việt Thu sáng tác bài này, trong lần ông Anh Phương, một người bạn rất thân của ông, tri âm tri kỷ của ông, phải chia tay ông để trở về quê sinh sống.
****
Hai Vì Sao Lạc
1.
Phải công nhận rằng, không chỉ xưa, mà nay cũng vậy; không chỉ trong thơ ca mà trong âm nhạc cũng vậy, mùa thu, luôn là mùa của tan tác, chia ly: người về, một mùa thu gió heo may.
Người về đâu? Người có nhớ chăng những vì sao long lanh, đêm đưa tiễn người là một đêm không trăng?
Đêm ấy, chúng ta đã chẳng thể nói cùng nhau điều gì, vì lòng chúng ta đang buồn quá. Buồn như buổi hoàng hôn rơi bóng xế. Buồn như đêm khuya rồi, phải về thôi, mà khi chân bước qua thềm, cứ gợi lên trong ta bao niềm thương, bao niềm nhớ.
****
Nhạc sĩ Anh Việt Thu tên thật là Huỳnh Hữu Kim Sang, ông sinh năm một ngàn chín trăm ba mươi chín, và mất năm một ngàn chín trăm bảy mươi lăm tại Sài Gòn vì suy thận.
Khi mất, ông chỉ mới vừa ba mươi sáu tuổi.
Ông sinh ra bên Cambodia nhưng làm khai sinh tại Mỹ Tho. Tên Kim Sang là tên của sư thầy ở ngôi chùa, nơi mà ba má ông đã đến đó cầu tự.
Ông là anh lớn. Dưới ông còn các người em Phi Long, Phi Hùng và Việt Thu. Ông lấy bút danh Anh Việt Thu, với nghĩa là: anh của em Việt Thu.
Bạn bè ông nhận xét: Anh Việt Thu là người mẫu mực, nhu hòa, cởi mở, ăn mặc chỉnh tề, tươm tất (ông từng dạy học tại trường An Mỹ – Bình Dương) kín tiếng nhưng hiền lành, ít nói nhưng chân thành, nghiêm nghị nhưng lại rất nghệ sĩ tính.
******
Anh Việt Thu từng là trưởng đoàn văn nghệ của tổng hội sinh viên quốc gia (NK: 1958 – 1959)
Ông cũng đã hoàn thành luận án về âm nhạc học tại nhạc viện Tokyo, và đỗ tốt nghiệp hạng ưu tại trường Âm Nhạc Quốc Gia Sài Gòn. Khóa đầu tiên.
Ông cũng là người thành lập ra đoàn du ca Phù Sa, lưu diễn từ Cần Thơ ra đến Huế (1965 – 1966) và là tác giả của nhiều bản hùng ca.
Ông còn là huấn luyện viên thanh ca Sài Gòn, cùng với Đỗ Quý Toàn, Nguyễn Đức Quang, là tiền thân của phong trào du ca Việt Nam.
Ông từng có chương trình riêng mang tên Giờ Âm Nhạc Anh Việt Thu trên vô tuyến truyền hình Việt Nam (1971).
Ông để lại cho đời khoảng trên dưới hai trăm ca khúc. Trong số những ca khúc mà ông viết, có những bài, mà các thế hệ người Việt sinh vào những năm đầu cho đến giữa thế kỷ hai mươi, cả trong và ngoài nước, đều đặc biệt yêu thích, là các bài: Tám Điệp Khúc (1965), Đa Tạ (1966), Gió Về Miền Xuôi (1967), Nhớ Nhau Hoài, Hai Vì Sao Lạc, Mùa Xuân Đó Có Em và Người Ngoài Phố.
II/
Ca khúc Hai Vì Sao Lạc được Anh Việt Thu sáng tác vào năm một ngàn chín trăm sáu mươi sáu. Lương An Cảnh, một người bạn đồng học Quốc Gia Âm Nhạc với Anh Việt Thu kể lại: Anh Việt Thu sáng tác bài này, trong lần ông Anh Phương, một người bạn rất thân của ông, tri âm tri kỷ của ông, phải chia tay ông để trở về quê sinh sống.
****
Hai Vì Sao Lạc
1.
Phải công nhận rằng, không chỉ xưa, mà nay cũng vậy; không chỉ trong thơ ca mà trong âm nhạc cũng vậy, mùa thu, luôn là mùa của tan tác, chia ly: người về, một mùa thu gió heo may.
Người về đâu? Người có nhớ chăng những vì sao long lanh, đêm đưa tiễn người là một đêm không trăng?
Đêm ấy, chúng ta đã chẳng thể nói cùng nhau điều gì, vì lòng chúng ta đang buồn quá. Buồn như buổi hoàng hôn rơi bóng xế. Buồn như đêm khuya rồi, phải về thôi, mà khi chân bước qua thềm, cứ gợi lên trong ta bao niềm thương, bao niềm nhớ.
****
2.
Người về đâu? Đường của người, có kết gió, có kết trăng, có kết sao?
Người đi rồi, có biết chăng, tôi trong chiều nay, rất bơ vơ. Nghe lá thu vàng rơi bâng khuâng. Bước chân ai về mà tưởng chừng như thời gian ngừng trôi. Như quên cả đêm khuya, để gió sương rơi làm ướt áo vai gầy.
****
3.
Lúc người về, buổi chiều mưa hay nắng? Sao người để khói lam chiều bay nhiều quá, làm se chùng cả màu không gian?
Người về đâu? Đường của người, có kết gió, có kết trăng, có kết sao?
Người đi rồi, có biết chăng, tôi trong chiều nay, rất bơ vơ. Nghe lá thu vàng rơi bâng khuâng. Bước chân ai về mà tưởng chừng như thời gian ngừng trôi. Như quên cả đêm khuya, để gió sương rơi làm ướt áo vai gầy.
****
3.
Lúc người về, buổi chiều mưa hay nắng? Sao người để khói lam chiều bay nhiều quá, làm se chùng cả màu không gian?
Người về rồi, dòng sông tôi muôn vàn thương nhớ. Và bến vắng con đò. Có lẽ bến buồn vì mong đợi người, chóng ngày trở lại.
****
4.
Người là vì sao nhỏ bé, thế nên ta ước mãi, cho lòng ta làm bầu trời xanh xanh. Cũng vì người về nên lòng ta mới thương nhớ hoài, ta khẽ hỏi, ta đang đưa người về hay âm thầm trong tâm hồn, chính là người đang đưa tiễn ta.
****
5.
Người về đâu? Người có nhớ ta chăng?
****
4.
Người là vì sao nhỏ bé, thế nên ta ước mãi, cho lòng ta làm bầu trời xanh xanh. Cũng vì người về nên lòng ta mới thương nhớ hoài, ta khẽ hỏi, ta đang đưa người về hay âm thầm trong tâm hồn, chính là người đang đưa tiễn ta.
****
5.
Người về đâu? Người có nhớ ta chăng?
Người ơi, mỗi khi lá thu rơi lại làm ta bâng khuâng. Nghĩ đến người, như áng mây chiều lam trong sương kia, đang bước đi âm thầm, lòng buồn như thời gian. Và thu, thu có nghe chăng, mà sao để lá rơi chi hoài. Lá rơi chi hoài, để gợi niềm thương nhớ ai nhiều.
******
Anh Việt Thu sáng tác ca khúc Mùa Xuân Đó Có Em vào năm một ngàn chín trăm sáu mươi chín. Dưới tên ca khúc, ông ghi: viết trên đồng dây thép gió Phú Thọ, mùa xuân ngủ muộn năm sáu mươi chín, trời thấp và mây đùn quanh tháp cổ.
****
Mùa Xuân Đó Có Em
1.
Nghe từ “tháp cổ” mà Anh Việt Thu đề vào trang nhạc, tôi bỗng nhớ ngay đến ông Trịnh Công Sơn, ông ấy cũng, mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ.
Mới thấy, các nhạc sĩ, các thi sĩ, các họa sĩ, là chúa mơ mộng – trời thấp và mây đùn quanh tháp cổ. Chỉ có mấy ông thơ sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ, mới đủ chất thơ trong hồn, để nhìn đâu cũng ra thơ: bầu trời thơ, mây bay thơ, và các tầng tháp cao lêu nghêu, cũng thơ nốt.
Ngay từ đầu ca khúc, Anh Việt Thu đã đặt ra một giả định – nếu chiều nay lỡ hẹn không về, thì sao?
Đặt câu hỏi ra, nhưng tự ông, ngay câu thứ hai, đã trả lời – thì xuân năm nay, xuân sẽ buồn, sẽ buồn hơn mấy cội mai già.
Buồn hơn mấy cội mai già, là sao nhỉ? Tôi nghĩ chỗ này hoài mà không ra. Rồi tôi đọc câu kế tiếp, thấy ông ghi – mà mùa xuân quên mặc áo mới. Tôi đoán chừng, mai già là mai không chịu ra hoa nữa. Như thiếu nữ đón năm mới bằng tấm áo cũ, thì buồn chớ sao.
****
2.
Nếu chiều nay, anh lỡ không về, thì hẹn hò xa xưa của chúng ta, từ những mùa trước nữa, sẽ còn nguyên vẹn, phải không.
Nhưng em yên lòng. Anh đã dành sẵn cho em rồi, một tình yêu rất lạ.
Dẫu về sớm hay về muộn, thì cuối cùng, anh cũng sẽ về, em ạ. Lúc anh về, sẽ là lúc mộng xuân của đôi ta vừa chín đỏ. Anh sẽ về để còn ngắm nhìn bàn tay em nâng niu hoa cúc. Anh sẽ về để còn ngắm nhìn bàn tay em, hiu hắt biết là bao nhiêu, những giọt lệ đầy.
****
3.
Trời vào xuân chưa em, mà bên sông từng giọt nắng vàng, chợt lưa thưa?
******
Anh Việt Thu sáng tác ca khúc Mùa Xuân Đó Có Em vào năm một ngàn chín trăm sáu mươi chín. Dưới tên ca khúc, ông ghi: viết trên đồng dây thép gió Phú Thọ, mùa xuân ngủ muộn năm sáu mươi chín, trời thấp và mây đùn quanh tháp cổ.
****
Mùa Xuân Đó Có Em
1.
Nghe từ “tháp cổ” mà Anh Việt Thu đề vào trang nhạc, tôi bỗng nhớ ngay đến ông Trịnh Công Sơn, ông ấy cũng, mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ.
Mới thấy, các nhạc sĩ, các thi sĩ, các họa sĩ, là chúa mơ mộng – trời thấp và mây đùn quanh tháp cổ. Chỉ có mấy ông thơ sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ, mới đủ chất thơ trong hồn, để nhìn đâu cũng ra thơ: bầu trời thơ, mây bay thơ, và các tầng tháp cao lêu nghêu, cũng thơ nốt.
Ngay từ đầu ca khúc, Anh Việt Thu đã đặt ra một giả định – nếu chiều nay lỡ hẹn không về, thì sao?
Đặt câu hỏi ra, nhưng tự ông, ngay câu thứ hai, đã trả lời – thì xuân năm nay, xuân sẽ buồn, sẽ buồn hơn mấy cội mai già.
Buồn hơn mấy cội mai già, là sao nhỉ? Tôi nghĩ chỗ này hoài mà không ra. Rồi tôi đọc câu kế tiếp, thấy ông ghi – mà mùa xuân quên mặc áo mới. Tôi đoán chừng, mai già là mai không chịu ra hoa nữa. Như thiếu nữ đón năm mới bằng tấm áo cũ, thì buồn chớ sao.
****
2.
Nếu chiều nay, anh lỡ không về, thì hẹn hò xa xưa của chúng ta, từ những mùa trước nữa, sẽ còn nguyên vẹn, phải không.
Nhưng em yên lòng. Anh đã dành sẵn cho em rồi, một tình yêu rất lạ.
Dẫu về sớm hay về muộn, thì cuối cùng, anh cũng sẽ về, em ạ. Lúc anh về, sẽ là lúc mộng xuân của đôi ta vừa chín đỏ. Anh sẽ về để còn ngắm nhìn bàn tay em nâng niu hoa cúc. Anh sẽ về để còn ngắm nhìn bàn tay em, hiu hắt biết là bao nhiêu, những giọt lệ đầy.
****
3.
Trời vào xuân chưa em, mà bên sông từng giọt nắng vàng, chợt lưa thưa?
Anh là vậy đó. Hỏi, mà có đợi em trả lời bao giờ đâu. Lần nào anh cũng trả lời thay: Mùa xuân rồi em ạ. Anh biết là mùa xuân đã về rồi, vì anh thấy những giọt nắng vàng lưa thưa ấy, rất đẹp.
Chỉ là, anh không biết xuân về đã tự lúc nào, mà lời tình của anh, chúng đong đưa theo gió, mà anh đang tự hỏi anh, mình thương nhau đã mấy tuổi xuân rồi.
Phải công nhận. Tôi phải công nhận nhạc sĩ Anh Việt Thu quả là một nghệ sĩ chính hiệu và đúng điệu. Nói chính hiệu là vì lời nhạc do ông viết, sao mà nhuần nhụy, hài hòa và tự nhiên đến thế. Nói đúng điệu là vì, ông không gồng, ông không gắng, ông không gượng, ông không ép, như người ta hay nói – ép dầu ép mỡ, ai nỡ ép duyện.
Với nhạc sĩ Anh Việt Thu, thì nói, sẽ khác đi một chút – ép dầu, ép mỡ, ai nỡ ép ca từ.
Lời nhạc của ông rất mượt mà, êm ái. Càng viết lại càng hay. Phần đầu hay một, thì càng về cuối, độ hay lại càng tăng, thành hay hai, hay ba phần hơn thế.
Tự nhiên. Không khiên cưỡng.
******
III/
Anh Việt Thu viết ca khúc Người Ngoài Phố vào năm một ngàn chín trăm bảy mươi.
Đây không hẳn là nhạc phẩm mà tôi thích nhứt của Anh Việt Thu, nhưng giới phê bình, thưởng thức, đều đồng ý rằng, Người Ngoài Phố là ca khúc làm nên tên tuổi của Anh Việt Thu.
****
Người Ngoài Phố
1.
Người đi đi ngoài phố, chiều nắng tắt bên sông
Phải công nhận. Tôi phải công nhận nhạc sĩ Anh Việt Thu quả là một nghệ sĩ chính hiệu và đúng điệu. Nói chính hiệu là vì lời nhạc do ông viết, sao mà nhuần nhụy, hài hòa và tự nhiên đến thế. Nói đúng điệu là vì, ông không gồng, ông không gắng, ông không gượng, ông không ép, như người ta hay nói – ép dầu ép mỡ, ai nỡ ép duyện.
Với nhạc sĩ Anh Việt Thu, thì nói, sẽ khác đi một chút – ép dầu, ép mỡ, ai nỡ ép ca từ.
Lời nhạc của ông rất mượt mà, êm ái. Càng viết lại càng hay. Phần đầu hay một, thì càng về cuối, độ hay lại càng tăng, thành hay hai, hay ba phần hơn thế.
Tự nhiên. Không khiên cưỡng.
******
III/
Anh Việt Thu viết ca khúc Người Ngoài Phố vào năm một ngàn chín trăm bảy mươi.
Đây không hẳn là nhạc phẩm mà tôi thích nhứt của Anh Việt Thu, nhưng giới phê bình, thưởng thức, đều đồng ý rằng, Người Ngoài Phố là ca khúc làm nên tên tuổi của Anh Việt Thu.
****
Người Ngoài Phố
1.
Người đi đi ngoài phố, chiều nắng tắt bên sông
Người đi đi ngoài phố, bóng dáng xưa mịt mù
Thành ghế đá chiều công viên
Ngày xưa, ngày xưa, ngày xưa đã hết rồi
Ngày xưa, ngày xưa, ngày xưa đã hết rồi
2.
Người đi đi ngoài phố, chiều bỡ ngỡ bơ vơ
Người đi đi ngoài phố, chiều bỡ ngỡ bơ vơ
Người đi đi ngoài phố, mấy dấu chân lạc loài
Hình bóng cũ người yêu ơi
Còn đâu, còn đâu, tình duyên đã lỡ làng
3.
Thôi chia tay nhau từ đây, nghe nước mắt vây quanh
Thôi chia tay nhau từ đây, nghe nước mắt vây quanh
Biết lỡ yêu đương, sẽ đau thương suốt cả một đời
Nhưng mấy khi tình đầu kết thành duyên mong ước
Mấy khi tình đầu kết trọn mộng đâu em
4.
Xin từ giã đường phố trắng mưa ngâu
Xin từ giã đường phố trắng mưa ngâu
Làm chim bay mỏi cánh nước mắt đêm tạ từ
Thành phố cũ người yêu xưa
Còn đâu, còn đâu, giờ đây xin giã từ.
******
1.
Những điệp từ, điệp ngữ, điệp câu, được tác giả cho xuất hiện trong văn bản, thường là để nhấn mạnh nội dung đang đề cập, hình ảnh đang đề cập.
Người đi đi ngoài phố, được lặp lại ở khổ một và khổ hai, nhằm nhấn mạnh nhân vật chính ở trong ca khúc, là người đang đi ở ngoài phố.
Người đi ngoài phố vào thời gian nào? Vào lúc chiều nắng tắt bên sông. Người đi ngoài phố để làm gì? Để tìm lại bóng dáng xưa. Nhưng bóng dáng xưa, nay đã mịt mù.
******
1.
Những điệp từ, điệp ngữ, điệp câu, được tác giả cho xuất hiện trong văn bản, thường là để nhấn mạnh nội dung đang đề cập, hình ảnh đang đề cập.
Người đi đi ngoài phố, được lặp lại ở khổ một và khổ hai, nhằm nhấn mạnh nhân vật chính ở trong ca khúc, là người đang đi ở ngoài phố.
Người đi ngoài phố vào thời gian nào? Vào lúc chiều nắng tắt bên sông. Người đi ngoài phố để làm gì? Để tìm lại bóng dáng xưa. Nhưng bóng dáng xưa, nay đã mịt mù.
Thành ghế đá chiều công viên, hôm nao người còn ngồi bên người, nhưng nay, đã hết rồi, đã không còn gì nữa rồi.
****
2.
Người đi đi ngoài phố vào một buổi chiều. Buổi chiều ấy thế nào? Buổi chiều ấy, bỡ ngỡ và bơ vơ.
****
2.
Người đi đi ngoài phố vào một buổi chiều. Buổi chiều ấy thế nào? Buổi chiều ấy, bỡ ngỡ và bơ vơ.
Người đi đi ngoài phố, có tìm được không, hình bóng xưa? Hình bóng xưa, nay đã không còn, chỉ thấy sót mấy dấu chân lạc loài, lỡ làng, của một tình duyên cũ. Còn đâu, còn đâu nữa, người yêu ơi.
****
3.
Thôi thì đành chia tay nhau từ đây. Câu chưa thốt lên môi, đã nghe nước mắt chạy về vây quanh.
****
3.
Thôi thì đành chia tay nhau từ đây. Câu chưa thốt lên môi, đã nghe nước mắt chạy về vây quanh.
Biết chớ, biết lỡ yêu đương, sẽ chuốc lấy đau thương suốt cả một đời.
Dẫu vẫn hiểu rằng, mấy khi tình đầu, kết thành duyên như lòng ta mong ước. Dẫu vẫn hiểu rằng, mấy khi tình đầu, kết trọn mộng mơ đâu.
Nhưng mà lòng vẫn đau. Lòng đôi ta, vẫn đau như ai cắt.
****
4.
Thì thôi, xin từ giã vậy, đường phố trắng mưa ngâu. Đường phố trắng mưa ngâu, hay trắng lệ em, đang tuôn lấp lối.
Nhưng mà lòng vẫn đau. Lòng đôi ta, vẫn đau như ai cắt.
****
4.
Thì thôi, xin từ giã vậy, đường phố trắng mưa ngâu. Đường phố trắng mưa ngâu, hay trắng lệ em, đang tuôn lấp lối.
Như chim mỏi cánh đường bay, lã chã nước mắt rơi, khi đêm đã xuống rồi, đành tạ từ nhau lần cuối này, để mai ngày ly biệt.
Thành phố cũ còn đây mà người yêu xưa đã khuất xa lắm rồi.
Còn đâu để mà chờ. Còn đâu để mà đợi. Giờ đây, chỉ còn mỗi một lời – xin giã từ nhau.
Còn đâu để mà chờ. Còn đâu để mà đợi. Giờ đây, chỉ còn mỗi một lời – xin giã từ nhau.
******
IV/
Nhận xét về nhạc của Anh Việt Thu, nhà thơ Nguyễn Đình Toàn nói: Anh Việt Thu đã viết nhạc với tâm hồn đôn hậu của người miền Nam, ít cầu kỳ, cả trong giai điệu lẫn ca từ. Có lẽ vì vậy mà nhạc của ông dễ đi vào lòng người và được công chúng đón nhận.
Thật lòng mà nói, thì trong các sáng tác của Anh Việt Thu, tôi thích nhứt là hai ca khúc Đa Tạ và Tám Điệp Khúc. Hai ca khúc này, cất lời lên là nghe buồn gì đâu, nghe sầu gì đâu. Cả một trời sầu nhưng vẫn ngọt như mía lùi. Ca sĩ hát tới đâu, lời ca thấm đến đó, vào trong lòng, như con sông xiết dòng quặn thắt, như biển cả dậy sóng từng cơn.
Thích, nhưng không tiện viết ra, không tiện phân tích, không tiện nêu cảm nhận, nên đành phải ngó lơ. Tôi đành phải ngó lơ, mà trong lòng thì tiếc lắm.
Trong nhạc phẩm Tám Điệp Khúc, Anh Việt Thu ghi chú rất dễ thương: Bài hát của chàng dành ru khi nàng buồn ngủ. Mà đúng, Tám Điệp Khúc quả là dễ ngủ thiệt. Cái điệu đều đều như thủ thỉ ấy, giống lắm lời chàng êm ái bên tai.
****
Nhà thơ Du Tử Lê từng đặt vấn đề: rất nhiều người về sau này, thường có một thắc mắc chung, tại sao Anh Việt Thu sáng tác nhiều và các sáng tác của ông, có nhiều bài rất xuất sắc, mà sao, dường như, ông có vẻ không được nhiều người nhắc đến?
Tôi cũng thắc mắc, hệt thế.
Du Tử Lê kể tiếp, có một người trong giới âm nhạc, cho rằng, vì Anh Việt Thu mất sớm.
Du Tử Lê không đồng ý với lý giải này. Và, tôi cũng thế.
Sau cùng, thì Du Tử Lê đành chấp nhận theo cách lý giải của nhà văn Mai Thảo, về cái gọi là hiện tượng “bất công” thường thấy trong giới văn hóa nghệ thuật, đó là “cái duyên trong văn nghệ”. Không có cái “duyên” này, hay nói thẳng thắn hơn, không có “số” nổi tiếng, thì thực tài mấy, cũng vẫn bị lãng quên.
Từ ngày Anh Việt Thu mất đến nay, cũng đã tròn năm mươi năm, một phần hai của thế kỷ. Và nói như Đoàn Chuẩn: cuối cùng thì người tình cũng ra đi, nhạc sĩ cũng ra đi, chỉ tác phẩm là còn ở lại.
Vậy thì ông Anh Việt Thu ơi, xin ông cứ mỉm cười nơi chín suối, vì, kiểu gì thì kiểu, duyên hay không duyên, số hay không số, thì, cũng vẫn có rất nhiều người còn yêu thích nhạc của ông, thường nghe nhạc của ông, và viết về ông, như tôi, hôm nay, chẳng hạn. Và tôi sắp mời các bạn đọc của tôi nghe các tác phẩm bất hủ của ông đây: Dòng An Giang, Đa Tạ, Tám Điệp Khúc, Hai Vì Sao Lạc, Mùa Xuân Đó Có Em, Người Ngoài Phố, với một câu rất hay, rất thơ, mà cũng cả rất triết, trong bài Người Ngoài Phố mà tôi đã trích ra để làm tựa đề cho bài viết hôm nay:
Biết Lỡ Yêu Đương, Sẽ Đau Thương Suốt Cả Một Đời!
Sài Gòn 04.05.2024
Phạm Hiền Mây
Phạm Hiền Mây
Nguồn: https://t-van.net/pham-hien-may-anh-viet-thu-biet-lo-yeu-duong-se-dau-thuong-suot-ca-mot-doi/