Chưa đầy một tuần nữa là đến lễ Giáng Sinh rồi. Có bao thứ để chờ đợi, để chuẩn bị nào là quà Giáng Sinh, mặc gì để đi chơi Giáng Sinh, trang trí nhà cửa đối với đa phần người Công Giáo… Thế bạn có bao giờ hỏi tại sao lễ Noel lại quan trọng như vậy? Lễ Giáng Sinh chính thức là ngày nào? Và những thứ liên quan đến Noel có ý nghĩa gì?… Tại sao chúng ta lại không cùng tìm hiểu để hiểu kỹ hơn những điều chúng ta đang hao hức chờ đón nhỉ?
Lễ Giáng Sinh là gì?
Theo Bách Khoa Toàn Thư Wikipedia thì ta có thể hiểu là Lễ Giáng Sinh hay được gọi là lễ Noel hoặc Christmas là ngày kỷ niệm Chúa Giêsu chào đời (nên lễ Giáng Sinh còn có thêm tên gọi là lễ Thiên Chúa Giáng Sinh). Đây là đức tin của các tín hữu Kitô giáo. Theo đó, chúa Giêsu được mẹ Maria sinh tại Bethlehem (Bêlem) xư Judea (Giuđêa), Do Thái thuộc La Mã lúc bấy giờ – Hiện đã đổi thành thành phố của Palestine.
Noel được chính thức tổ chức vào ngày 24/12 hay 25/12?
Lễ Noel được ăn mừng và tổ chức trong 2 ngày, cụ thể là lễ chính sẽ diễn ra vào ngày 25/12 nhưng mọi người sẽ ăn mừng trước vào đêm 24/12 kéo dài đến hết ngày 25/12.
Lễ Giáng Sinh được tổ chức cả 2 ngày trên vì theo người Do Thái thì hoàng hôn là khi ngày mới bắt đầu. Và chính bởi quan điểm này mà người ta mới tổ chức “lễ vọng” sớm từ tối đêm 24 tháng 12 trước khi tiến hành “lễ chính ngày” trong cả ngày 25 tháng 12.
Ý nghĩa của lễ Giáng Sinh
Ngày lễ Noel mang thông điệp của hòa bình. Như câu hát báo tin sự xuất hiện đấng cứu thế của những thiên thần “Vinh danh Thượng Đế trên cao – Bình an cho người dưới thế”. Đây cũng là dịp mọi người chia sẻ với những con người không may bị bỏ rơi, bệnh tật, già yếu hay cô đơn.
Bên cạnh ý nghĩa của những người theo đạo Thiên Chúa thì lễ Nô-en (Noel phiên âm theo tiêng Việt) còn được coi là ngày lễ gia đình. Vào ngày Giáng Sinh, mọi thế hệ, thành viên trong gia đình dù xa gần cũng về tụ họp cùng nhau như ngày Tết Nguyên Đán cổ truyền của người Việt vậy. Qua ngày lễ đặc quyền gia đình này, tình cảm các thành viên trong nhà được biểu lộ cùng nhau, cùng chúc mừng, ăn tiệc, cùng quây quần quanh cây Noel, thậm chí ngồi kể chuyện suốt đêm không ngủ… tất cả làm cho tình cảm gia đình càng gắn kết hơn, kỷ niệm vì thế cũng được xây đắp thêm.
Christmas cũng là một ngày lễ vô cùng đặc biệt và thần thánh, mầu nhiệm đối với trẻ em – Là đêm mà những ước nguyện của chúng sẽ được thành hiện thực trong sự vui sướng của bọn trẻ cũng như những người lớn trong gia đình.
Ý nghĩa của chữ Christmas và Xmas (hay X-mas)
Trong dịp lễ Giáng Sinh, khi tặng quà Noel với tấm thiệp đính kèm, hay khi gặp nhau mọi người thường chúc “Merry Christmas!!!”. Vậy bạn có biết ý nghĩa của chữ Christmas là gì không? Hãy để Cẩm Nang chia sẽ với bạn.
Chrismas mang ý nghĩa đầy đủ là ngày lễ của Đấng Christ hay như Cẩm Nang đã đề cập ở trên đó có nghĩa là ngày lễ Giáng Sinh của Đức Giêsu. Chữ Christmas vốn là sự viết liền của 2 chữ: Christ và Mas. Trong đó:
– Christ có nghĩa là Đấng chịu xức dầu vốn là tước vị của Đức Giêsu (đó là lý do tại sao trong 7 bí tích của đạo Thiên Chúa có một bí tích gọi là Bí Tích Xức Dầu Bệnh Nhân được dùng để ban ơn cho người bệnh).
– Mas được viết tắt từ chữ Mass tức là thánh lễ
Còn về Christmas và Xmas, thực ra chúng có cùng một nghĩa: ngày lễ của Đấng Christ. Sự khác biệt về cách viết nguyên do là vì trong chữ Hy Lạp: Christ chính là Xpiơtós, Xristos hay Christos. Khi đó, người ta dùng chỉ một phụ âm X làm tượng trưng cho nguyên chữ gốc Xpiơtós hay Xristos. Thế là, khi X đi cùng với Mas tạo thành Xmas như ngày nay chúng ta đang sử dụng.
Cây Thông Noel có ý nghĩa gì?
Nhắc đến Giáng Sinh chúng ta không thể không nhắc đến cây Thông Noel đẹp rực rỡ với những đồ trang trí và quà tặng Giáng Sinh hấp dẫn xung quanh. Chúng ta hiểu qua tặng là sự gửi trao yêu thương, thế còn cây Thông Noel có ý nghĩa gì?
Từ xưa, người cổ đại đã xem cây Thông là loại cây phục sinh bởi vì nó vẫn sống xanh tốt vào mùa đông khi mà những cây khác đều héo rũ, trụi lá. Và lần đầu tiên cây Thông được xem, được biết đến như cây Noel là ở Đức. Mọi người đã dùng lúa mỳ và hoa, trái cây để trang trí cho cây thông Noel của họ.
Tại sao cây Thông được xem như là cây Noel đầu tiên ở Đức? Theo truyền thuyết thì vào cuối thế kỷ VII, một vị thánh sinh năm 680 tên Boniface đã cho đốn cây sồi vì ông cho rằng đó không phải là cây thánh trong việc cố gắng thuyết phục các đạo si tin là như vậy. Sau khi câu sồi bị đốn ngã, nó đã đè bẹp tất cả mọi vật dưới đường của nó trừ cây thông nhỏ. Từ đó, cây Thông có ý nghĩa là cây của chúa Giêsu. Và như vậy, cứ mỗi mùa Giáng Sinh, người Đức từng có một truyền thống là trồng những cây Thông nhỏ với một niềm tin họ đang trồng cây của Chúa.
Ngoài ra, người lãnh đạo phái cải cách tôn giáo Tin Lành – Martin Luther – được cho là người đầu tiên thắp nến trên cây Noel. Sau một lần ông về nhà vào một đêm Đông gần ngày lễ Giáng Sinh, ông đã thấy các ngôi sao chiếu trên cành cây thông nhỏ trước nhà đẹp một cách rực rỡ, sững sờ. Từ đó, ông có ý tưởng tái hiện cảnh tượng đẹp vô vàn ấy bằng ngọn nến gắn trên cành cây thông Noel trong nhà mình.
Từ đó về sau vẫn còn nhiều sự thay đổi trong việc trang trí cây Noel. Ví dụ như vào thế kỷ 11, do cây Thông Noel còn được mọi người xem là biểu tượng của Heaven (thiên đường), do đó, họ treo lên cây những trái táo đỏ để trang trí. Táo đỏ chính là sự gợi lại hình ảnh Trái Cấm của Adam và Eva.
Cho đến thế kỷ thứ 14 thì tiếp tục có một vật mới xuất hiện trên cây Noel đó là ngôi sao ở đỉnh cây. Ngôi sao này chính là biểu tượng của Bethleem – ngôi sao chiếu sáng trên trời cao lúc đức Kito Jesu chào đời.Theo giáo lý thì đó là ngôi sao dẫn đường cho 3 Thánh – Gaspard, Balthasar và Melchior – đến gặp Chúa. Còn theo giả thuyết khoa học khác thì đó là sao chổi Halley.
Về lâu sau đó đến tận thế kỷ 19 thì cây Noel mới xuất hiện rộng khắp ở Anh, và tận đến những năm 182 người dân Đức ở Pennsylvania mới mang sang Hoa Kỳ hình ảnh cây Noel này.
Ông Già Noel mang ý nghĩa gì?
Cho đến nay thì ông già Noel đã quá nổi tiếng rồi. Nhưng ông già Noel là ai và ý nghĩa của ông già Noel là gì thì đó có thể nằm trong những điều bạn chưa biết. Ông già Noel hay Santa Claus chính là Thánh Ni-kô-la. Ông rất ngoan đạo từ khi còn nhỏ và đã dành hiến cả đời mình cho đạo Cơ Đốc. Nguồn gốc của ông là từ Thổ Nhĩ Kì vào thế kỷ thứ 4. Ông già Noel hay Thánh Ni- Kô-la là người bảo trợ cho thủy thủ, cho đảo Xi-xin-li, cho Hy Lạp, Nga và tất nhiên bao gồm cả trẻ em nữa. Ngày đã được ca tụng rất nhiều vì tình yêu dành cho trẻ nhỏ và cả vì sự hào phóng của mình nữa.
Một điều đặc biệt với sự ra đời của cái tên Santa Claus là nó xuất phát từ việc phát âm của người Hà Lan. Thánh Ni- Kô-la trong tiếng Anh là St. Nicholas được phiêm âm là Sint Nicholaas theo người Hà Lan, nhưng họ lại nó chệch ra là Sinterklaas. Do vậy, cuối cùng người của giáo phái Anh đọc thành Santa Claus được sử dụng đến bây giờ. Từ thế kỷ 16 thì trẻ em ở Hà Lan đã có sự tin tưởng là đặt giày gỗ của mình cạnh lò sưởi để được thánh Ni-kô-la thiết đãi một trận no nê.
Thế còn tại sao ông già Noel lại to béo và luôn mặc đồ màu đỏ?
Đó là vào năm 1882 trong bài hát nổi tiếng “Chuyến thăm của thánh Nick – A visit from St. Nick” sau này được xuất bản với tên “Đêm trước Giáng Sinh – The night before Christmas” của mình, Clê-mơn C. Mo-rơ đã hiện đại hóa ông già Noel bằng hình tượng ông già to lớn, vui tính và luôn mặc đồ đỏ như chúng ta vẫn thấy ngày nay.
Chuông Thánh Đường có ý nghĩa gì?
Mỗi một miền vùng sẽ có sự hiểu về tiếng chuông khác nhau. Ví dụ như ở Tây Ban Nha, chuông nhà thờ sẽ được đánh ngân vang vào thời khắc nữa đêm. Đó là tín hiệu “Chúa ra đời”. Và cũng vậy, ở nhiều quốc gia Phương Tây, khi tiếng chuông rung chính là sự chào mừng Đấng Cứu Thế xuống trần. Riêng ở nền văn hóa Á Châu, tiếng chuông được dùng để báo hiệu khắp quần chúng khi có tin hay sự kiện vui, buồn gì đó.