1. Tổng quan
Khí hậu là mưa, nắng, gió, bão… Khí hậu là nóng, lạnh, tuyết rơi, mưa lũ, là lá rụng mùa thu…
Khí hậu khác với thời tiết. Thời tiết cho ta tin tức mưa nắng tuyết bão trong một thời gian vài ngày trong khi khí hậu là thời tiết của một vùng rộng lớn trên một thời gian lâu hơn; ta thường nghe nói đến khí hậu nhiệt đới, ôn đới, hàn đới. Nhà nông cũng phải theo dõi các yếu tố của khí hậu cho ta thấy vai trò quan trọng của khí hậu trong nông nghiệp:
Trông trời, trông nước, trông mây
Trông mưa, trông gió, trông ngày trông đêm
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời êm biển lặng mới yên tấm lòng
Trông mưa, trông gió, trông ngày trông đêm
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời êm biển lặng mới yên tấm lòng
Khí hậu cũng tác động đến sức khỏe thể chất: vào mùa đông, ta dễ bị cảm cúm vì lạnh nên phải chích ngừa, mùa xuân cũng dễ bị dị ứng với phấn hoa.
Hạn hán sẽ gây ra nạn đói, đất đai sa mạc hoá. Người nông dân trông cậy vào mưa để cấy lúa:
Lạy trời mưa xuống
Lấy nước tôi uống
Lấy ruộng tôi cày
Lấy đầy bát cơm
Lấy rơm đun bếp
Lấy nước tôi uống
Lấy ruộng tôi cày
Lấy đầy bát cơm
Lấy rơm đun bếp
Nhưng mưa nhiều thì gây ra lụt lội, chuồi đất, lở bờ sông, làm những xóm làng ven sông không còn đất trồng trọt, bờ biển nưóc dâng lên vì băng hà tan.
2. Các mùa trong năm
Trái Đất xoay ngược chiều kim đồng hồ, nghĩa là từ Tây sang Đông. Mặt Trời cố định một chỗ nên khi Trái Đất xoay từ Tây sang Đông nên ta thấy Mặt Trời mọc phía Đông và lặn phía Tây.
Trái Đất tự xoay quanh nó trong 24 giờ nên có ngày và đêm. Buổi sáng mặt trời hiện ra phía Đông; buổi trưa mặt trời trên đỉnh cao; buổi chiều mặt trời lặn phía Tây. Thực ra mặt trời đứng yên chỉ có Trái Đất xoay.
Trái Đất quay theo quỹ đạo ellip quanh Mặt Trời dẫn tới khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt Trời là xa gần khác nhau (nếu quay theo quỹ đạo hình tròn thì khoảng cách mới bằng nhau).
Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời và hoàn tất vòng quay trong 365 ngày và 6 giờ. Năm dương lịch có số nguyên là 365 ngày. Như vậy, một năm dương lịch còn thừa 6 giờ và 4 năm dồn lại thừa 24 giờ, bằng một ngày. Do vậy, cứ 4 năm sẽ có một năm 366 ngày, gọi là năm nhuận. Nhuận ngày dương lịch được tính vào tháng 2.
Ngoài ra, nếu trục quay Nam-Bắc của Trái Đất mà thẳng góc với quỹ đạo quay hình ellip của Trái Đất thì không có khác biệt giữa các mùa vì bức xạ mặt trời sẽ trải đều quanh năm ở mọi vĩ độ. Nhưng chính vì trục quay của Trái Đất chênh chếch một góc là 23.7 độ nên mới có bốn mùa. Điều này dẫn tới lượng nhiệt nhận được từ Mặt Trời là khác nhau và tạo ra nhiệt độ nóng lạnh khác nhau tùy theo từng mùa. Vì độ nghiêng như vậy nên nửa cầu nào gần mặt trời sẽ là mùa nóng còn nửa cầu kia sẽ là mùa lạnh: như lúc Bắc bán cầu (các xứ như Hoa Kỳ, Canada, Âu Châu, Trung Quốc…) xa mặt trời (mùa đông) thì Nam bán cầu (Australia, Bresil, Nam Phi..) gần mặt trời (mùa hè) và khi Bắc bán cầu vào mùa hè thì Nam bán cầu vào mùa đông. Đó là lí do nhiều bộ môn thể thao ngoài trời như tennis không thể tổ chức ở Bắc bán cầu mà phải di chuyển xuống Australia vì vào tháng đông ở Bắc bán cầu (Canada, Pháp..) lại là tháng hè ở Nam bán cầu: cùng tháng 2 ở Quebec, nhiệt độ thường là -12 đến – 17⁰C thì tại Bresil, Argentine, phía Nam bán cầu, nhiệt độ trên 30⁰C!
Ngoài ra, sự thay đổi cường độ và sự tập trung các tia mặt trời đã tạo nên sự thay đổi và xuất hiện các mùa trong năm: mùa xuân, hạ, thu và đông.
Nhà nhạc sĩ cũng nói lên sự vận hành của Trái Đất quay quanh Mặt Trời nên mới có bốn mùa:
Em đứng lên mùa Xuân vừa mở,
Nụ Xuân xanh cành thênh thang
chim về vào ngày tuổi em trên cành bão bùng,
Rồi mùa Xuân không về, mùa Thu cũng ra đi,
mùa Đông vời vợi, mùa Hạ khói mây,
Rồi từ nay em gọi tình yêu dấu chim bay,
gọi thân hao gầy, gọi buồn ngất ngây.
Nguyễn Bỉnh Khiêm — còn được biết với danh hiệu Trạng Trình — ca tụng nếp sống thiên nhiên qua các mùa trong năm: Thu ăn măng giá, đông ăn trúc, xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
3. Thế nào là hai Chí và hai Phân
Khi Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời thì lần lượt có 4 vị trí cần để ý: đó là hai Phân (Thu phân và Xuân phân) và hai Chí (Hạ chí và Đông chí).
3.1. Xuân phân và Thu phân
Khi Trái Đất xoay quanh Mặt Trời thì mỗi năm hai lần, cả hai bán cầu nhận năng lượng mặt trời đều nhau: đó là ngày xuân phân (equinoxe de printemps) và thu phân (equinoxe d’automne). Độ dài của ngày và của đêm là bằng nhau nhất trên hầu khắp hành tinh. Thời gian chiếu sáng tại mọi nơi trên Trái Đất là 12 giờ. Ngày/ Đêm dài 12 tiếng. Thu phân hay Xuân phân là khi trục quay của trái đất (tức đường từ cực bắc đến cực nam) hoàn toàn song song với hướng chuyển động của Trái Đất quay quanh Mặt Trời, không nghiêng với góc 23 độ. Mặt Trời ở ngay trên đường xích đạo của Trái Đất.
Xuân phân. Vào ngày 20 hoặc 21 tháng 3 hàng năm, đánh dấu cho sự bắt đầu của mùa xuân ở Bắc bán cầu (và mùa Thu ở Nam bán cầu), cả Nam bán cầu lẫn Bắc bán cầu đều nhận năng lượng mặt trời ngang nhau.
Thu phân khoảng 22 tháng 9 là điểm bắt đầu của mùa thu tại Bắc bán cầu (và mùa xuân ở Nam bán cầu)
3.2. Hạ chí và Đông chí
Hạ Chí khi mặt trời ở ngay trên Chí tuyến Bắc, ở vĩ tuyến 23.5 là vĩ tuyến phía bắc đường xích đạo, ngang qua các xứ như Mexico, Bahamas, Ai Cập, Ấn Độ, Nam Trung Hoa; ngày Hạ Chí thường vào ngày 21 tháng 6 là ngày đầu của mùa hè tại Bắc bán cầu,và cũng là ngày đầu mùa đông ở Nam bán cầu. Ở Bắc bán cầu, vào mùa hè thì ngày dài đêm ngắn, đúng như câu tục ngữ: Tháng Năm chưa nằm đã dậy, tháng Mười chưa cười đã tối. Mùa hè ở Bắc bán cầu từ 21 tháng 6 đến 21 tháng 9 và khí hậu nóng vì nhận năng lượng Mặt trời nhiều nhất.
Đông Chí khi mặt trời ở ngay trên Chí tuyến Nam, ở vĩ tuyến 23.5 là vĩ tuyến phía nam đường xích đạo, xuyên qua Australia, Chile, Nam Bresil...; ngày Đông Chí thường vào ngày 21 tháng 12 là ngày đầu của mùa đông tại Bắc bán cầu và cũng là ngày đầu mùa hè ở Nam bán cầu. Ở Bắc bán cầu, vào mùa đông thì ngày ngắn, đêm dài, đúng như câu nhạc: Trời chưa đi màn đêm rơi xuống, hay trong câu thơ Hôm nay lạnh mặt trời đi ngủ sớm.
4. Các mùa trong thi ca Việt
Một cách tổng quát, khí hậu trên trái đất ta ở là do tác động hỗ tương của nhiều yếu tố như:
năng lượng mặt trời và sự phân phối năng lượng mặt trời tùy vị trí của trái đất đối với mặt trời (mùa hè, mùa đông..), tùy gió, tùy hải lưu.
yếu tố địa lý như vĩ độ, cao độ, vị trí gần hay xa các đại dương, thảo mộc, núi lửa, khu dân cư
Khí hậu tác động đến mọi mặt của cuộc sống, từ ăn mặc đến thể thao, từ nông nghiệp đến du lịch… nói khác đi, tác động đến muôn mặt của cuộc sống.
Nhiều thi ca phảng phất những sắc thái khác nhau của khí hậu:
Yêu người như lá đổ chiều đông
Như mây hồng chưa tím
Như con chim khóc trong lồng
Như cơn giông.. đêm hè
Như mây hồng chưa tím
Như con chim khóc trong lồng
Như cơn giông.. đêm hè
Những mùa trong năm có ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ đến cuộc sống của chúng ta. Chúng tác động đến các hoạt động của con người, từ việc trồng trọt, tới trang phục chúng ta mặc.
4.1. Mùa Xuân
Mùa xuân bắt đầu từ ngày Xuân phân (20, 21 tháng 3) đến ngày Hạ chí (21, 22 tháng 6) đặc trưng bởi khí hậu ấm áp, ngày dài bằng đêm.
Hết mùa Đông dài và lạnh lẽo thì mùa Xuân cây cối có lá xanh tươi trở lại với hoa lá từ từ lấy lại sự sống:
Ngày ấy khi xuân ra đời, một trời bình minh có lũ chim vui,
Có lứa đôi yêu nhau rồi, hẹn rằng còn mãi không thôi…
(Khúc Hát Thanh Xuân, nhạc ngoại quốc, lời Việt Phạm Duy)
Bắc bán cầu có mùa xuân từ tháng 3 đến tháng 6:
Thanh minh trong tiết tháng Ba (Truyện Kiều)
Tết ta là vào mùa Xuân vói nhiều buổi lễ, nhiều buổi họp mặt gia đình, có nhiều sắc thái độc đáo như nấu bánh chưng, mừng tuổi cho trẻ em, thăm viếng bạn bè, bà con, về quê thăm lại bà con..
Mùa xuân đã đến bên em
Và mùa xuân đã đến bên anh… thì thầm
Làn gió khẽ vuốt tóc em
Và làn gió nói cùng em… nhớ thương
Và em đã biết nói tiếng yêu đầu tiên
Và em đã biết thương nhớ biết giận hờn
Mùa xuân đã đến bên em trao nụ hôn
Và mùa xuân đã trao cho em ánh mắt anh
Và mùa xuân đã đến bên anh… thì thầm
Làn gió khẽ vuốt tóc em
Và làn gió nói cùng em… nhớ thương
Và em đã biết nói tiếng yêu đầu tiên
Và em đã biết thương nhớ biết giận hờn
Mùa xuân đã đến bên em trao nụ hôn
Và mùa xuân đã trao cho em ánh mắt anh
Ngô Thụy Miên với Tình Khúc Mùa Xuân:
Em nhé khi nào chợt nhớ mùa xuân
Nhớ lá thư xanh và chuyện tình hồng
Nhớ nắng hanh vàng nhuộm áo Hà Đông
Anh ở nơi này... vẫn luôn chờ mong
Nhớ lá thư xanh và chuyện tình hồng
Nhớ nắng hanh vàng nhuộm áo Hà Đông
Anh ở nơi này... vẫn luôn chờ mong
Đó là chưa kể nhiều bài hát ca tụng mùa xuân như Hoa Xuân (Phạm Duy), Nhớ Một Chiều Xuân (Nguyễn Văn Đông), Anh Cho Em Mùa Xuân (Nguyễn Hiền), Mùa Xuân Trên Đỉnh Bình Yên (Từ Công Phụng), Mùa Xuân Nào Ta Về (Lam Phương), Xuân Đã Về (Minh Kỳ) v.v.
4.2. Mùa Hạ
Mùa hè (mùa hạ) từ Hạ chí (21, 22 tháng 6) đến Thu phân (23 tháng 9), khí hậu nóng, ngày dài đêm ngắn. Vào mùa này, Bắc bán cầu nhận nhiều năng lượng mặt trời vì nó nghiêng tối đa về phía Mặt Trời do đó trời nóng hơn. Trong mùa hè, ngày dài hơn đêm, khác với mùa đông.
Nhiều vùng ở Đông Nam Á chịu ảnh hưởng gió mùa nên trời mưa:
Em đứng lên gọi mưa vào hạ
Từng cơn mưa từng cơn mưa
Từng cơn mưa mưa thì thầm dưới chân ngà
Từng cơn mưa từng cơn mưa
Từng cơn mưa mưa thì thầm dưới chân ngà
Nhưng không phải lúc nào cũng mưa vì nhiều ngày trời rất đẹp với mây trắng, mây vàng, mây xanh:
Trên trời có đám mây xanh
Ở giữa mây trắng, chung quanh mây vàng
Nhưng có lúc mây đen báo hiệu mưa to, mưa như trút nước gây ra bão lụt thì hư hại mùa màng, gây ra nạn đói kém; mưa rơi não nề, lạnh giá quanh năm đều tác động đến tâm trạng con người.
4.3. Mùa Thu
Hết hạ là sang Thu. Mùa thu, từ Thu phân (23 tháng 9) đến Đông chí (21, 22 tháng 12), khí hậu mát mẻ, ngày ngắn dần, đêm dài dần so với mùa hè. Mùa thu với tiết trời mát mẻ, quang cảnh cây đổi màu với lá rơi đã là nguồn cảm hứng cho nhiều bản nhạc về mùa Thu như Thu Hát Trên Ngàn, Thu Vàng, Mùa Thu Trong Mưa, Mùa Thu Paris, Mùa Thu Không Trở Lại, Mùa Thu Yêu Đương, Em Ra Đi Mùa Thu, Chiếc Lá Thu Phai…
Khung cảnh mùa thu ở Trung Quốc, dưới ngòi bút của Cụ Nguyễn Du trong truyện Kiều:
Người lên ngựa kẻ chia bào
Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san
Dặm hồng bụi cuốn chinh an
Người đi đã khuất mấy ngàn dâu xanh
Người về chiếc bóng năm canh
Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi
Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san
Dặm hồng bụi cuốn chinh an
Người đi đã khuất mấy ngàn dâu xanh
Người về chiếc bóng năm canh
Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi
Suối Yến gần chùa Hương vào mùa Thu
Cũng như rừng phong ở Canada, vào thu, lá cây phong nửa vàng, nửa đỏ bắt đầu rơi:
Em đứng lên mùa Thu tàn tạ
Hàng cây khô cành bơ vơ
Hàng cây đưa em đi về giọt nắng nhấp nhô
Hàng cây khô cành bơ vơ
Hàng cây đưa em đi về giọt nắng nhấp nhô
Mùa thu ở Hà Nội với khí hậu cận nhiệt đới (sub-tropical) thì lá cũng đổi màu khi mùa thu đến:
Hà Nội mùa thu, cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ,
nằm kề bên nhau, phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu.
nằm kề bên nhau, phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu.
Vào Thu, lá vàng bắt đầu rơi:
Mây bay về đây cuối trời
Mưa rơi làm rụng lá vàng
Duyên ta từ đây lỡ làng
Còn đâu những chiều
Dệt cung đàn yêu.
Mưa rơi làm rụng lá vàng
Duyên ta từ đây lỡ làng
Còn đâu những chiều
Dệt cung đàn yêu.
Riêng Canada thì mùa thu rừng có nhiều cây phong (érable) và đến thu trời bắt đầu lạnh thì lá cây rơi đầy đường. Lá cây phong là biểu tượng của Canada và trên lá cờ xứ Canada có lá cây phong! Khi mùa thu đến, rừng cây từ cây bouleau đến cây sồi, cây phong đủ màu từ vàng sang đỏ hòa lẫn với nhau để rồi rơi rụng. Thực vậy, lá cây phản ứng trước sự giảm nhiệt độ và ánh mặt trời yếu và ít hơn của mùa thu bằng cách ngừng sản xuất diệp lục – chất tạo điều kiện cho cây bắt ánh sáng và tạo ra năng lượng. Bởi diệp lục rất nhạy cảm với điều kiện lạnh, nên trong những trường hợp như sương đến sớm, lá cây sẽ đổi màu rất nhanh. Khi thu sang, những cây phong trở nên đỏ hay vàng nhờ chất sắc tố (anthocyanins), chỉ xuất hiện vào mùa thu.
Vào Thu, đúng lúc Thu Phân (tháng 9) thì Mặt Trời ở ngay trên đường xích đạo và sưởi đều cả hai Bắc bán cầu và Nam bán cầu.
Khi vào Thu thì thời tiết se lạnh:
Đã nghe rét mướt luồn trong gió
Đã vắng người sang những chuyến đò
Mây vẫn từng không chim bay đi (Xuân Diệu)
Đã vắng người sang những chuyến đò
Mây vẫn từng không chim bay đi (Xuân Diệu)
Mùa thu cũng là lúc khai trường, với niềm ly biệt:
Anh ra đi mùa thu, mùa thu không trở lại
Anh ra đi mùa thu sương mờ giăng âm u
Anh ra đi mùa thu mùa thu không còn nữa
Đếm lá úa mùa thu đo sầu ngập tim em (Phạm Trọng Cầu)
Anh ra đi mùa thu sương mờ giăng âm u
Anh ra đi mùa thu mùa thu không còn nữa
Đếm lá úa mùa thu đo sầu ngập tim em (Phạm Trọng Cầu)
Với mùa thu của Nguyễn Khuyến thì:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo
Tầng mây lơ lửng, trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co, khách vắng teo
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo
Tầng mây lơ lửng, trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co, khách vắng teo
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo
Vào Thu, khi Bắc bán cầu bắt đầu lạnh và ngày ngắn dần thì ngược lại Nam Bán cầu tuyết bắt đầu tan và hoa nở vì là mùa Xuân.
4.4. Mùa Đông
Tháng 12, thường là ngày 21 tháng 12 có ngày Đông chí. Mùa đông, từ Đông chí (21, 22 tháng 12) đến Xuân phân, dài 89 ngày đêm, khí hậu lạnh, ngày ngắn đêm dài. Vào mùa này, Bắc bán cầu nhận ít năng lượng Mặt Trời vì Trái Đất ở vị trí xa Mặt Trời hơn nên khí hậu lạnh; đêm đông rất dài so với ngày:
Chiều chưa đi màn đêm rơi xuống.
đúng như lời bài hát Đêm Đông. Vùng Bắc cực thì hầu như toàn là đêm tối. Quebec thì tuyết rơi trắng xoá ruộng đồng với xe xúc tuyết hoạt động ngày đêm đem tuyết đi đổ để xe cộ lưu thông dễ dàng. Mùa đông rất dài nên cũng tác động đến tâm tư con người.
Đêm đông, xa trông cố hương buồn lòng chinh phu,
Đêm đông, bên song ngẩn ngơ kìa ai mong chồng,
Đêm đông, thi nhân lắng nghe tâm hồn tương tư,
Đêm đông, ca nhi đối gương ôm sầu riêng bóng.
– (Đêm Đông xa nhà)
Đêm đông, bên song ngẩn ngơ kìa ai mong chồng,
Đêm đông, thi nhân lắng nghe tâm hồn tương tư,
Đêm đông, ca nhi đối gương ôm sầu riêng bóng.
– (Đêm Đông xa nhà)
Người thiếu nữ cũng cảm nhận mùa đông với tâm hồn băng giá, nhất là khi người yêu ruồng bỏ:
Anh ơi, Đông lại về từ trăm năm lạnh giá
Tim em như ngừng thở, từ sau ân tình đó
Anh nghe không? Mùa đông… mùa đông.
Tim em như ngừng thở, từ sau ân tình đó
Anh nghe không? Mùa đông… mùa đông.
Ngày nào ta xa nhau
Em bước sâu trong vùng tối nhạt nhòa
Từng mùa đông theo qua
Em đã quen với đỉnh đời băng giá.
Em bước sâu trong vùng tối nhạt nhòa
Từng mùa đông theo qua
Em đã quen với đỉnh đời băng giá.
Xưa hôn anh một lần, rồi đau thương tràn lấp
Em yêu anh một ngày, và xa anh trọn kiếp
Nên em yêu mùa Đông, nên em yêu mùa Đông
Ôi mùa Đông của em.
Em yêu anh một ngày, và xa anh trọn kiếp
Nên em yêu mùa Đông, nên em yêu mùa Đông
Ôi mùa Đông của em.
5. Các yếu tố của khí hậu
Nhiều yếu tố của khí hậu như mưa, bão, gió, tuyết v.v. đã được nhà nhạc sĩ cô đọng trong câu hát:
Dù cho mưa tôi xin đưa em đến cuối cuộc đời
Dù cho mây hay cho bão tố có kéo qua đây.
Dù có gió có gió lạnh đầy, có tuyết bùn lầy, có lá buồn gầy.
Tình ơi! dù sao đi nữa xin vẫn yêu em.
5.1. Mưa
Là một dạng ngưng tụ của hơi nước khi gặp điều kiện lạnh. Mưa được tạo ra khi các giọt nước khác nhau rơi xuống bề mặt Trái Đất từ các đám mây. Không phải toàn bộ các cơn mưa đều có thể rơi xuống đến bề mặt, một số bị bốc hơi trên đường rơi xuống do đi qua không khí khô, tạo ra một dạng khác của sự ngưng đọng. Mưa có các dạng như: mưa phùn, mưa rào, mưa đá, mưa xuân, mưa thu, mưa bụi, mưa ngâu; cường độ mưa thì có thể mưa lâm râm, mưa rỉ rắc, mưa tí tách v.v.
Em đứng lên gọi mưa vào hạ
Từng cơn mưa từng cơn mưa
Từng cơn mưa mưa thì thầm dưới chân ngà
Em đứng lên muà Thu tàn tạ
Hàng cây khô tình bơ vơ
Hàng cây đưa em đi về giọt nắng nhấp nhô
Em đứng lên muà Đông nhạt nhoà
Từng đêm mưa từng đêm mưa
Từng đêm mưa mưa lạnh từng ngón sương mù
Từng cơn mưa từng cơn mưa
Từng cơn mưa mưa thì thầm dưới chân ngà
Em đứng lên muà Thu tàn tạ
Hàng cây khô tình bơ vơ
Hàng cây đưa em đi về giọt nắng nhấp nhô
Em đứng lên muà Đông nhạt nhoà
Từng đêm mưa từng đêm mưa
Từng đêm mưa mưa lạnh từng ngón sương mù
Đưa em về dưới mưa
Nhà nhạc sĩ cũng cảm hứng về mưa, nào là Mưa Trên Biển Vắng, Tình Khúc Chiều Mưa, Mưa Trên Xứ Huế…
Nhà thơ cũng rung cảm về mưa:
Đêm mưa làm nhớ không gian
Lòng run thêm lạnh, nỗi hàn bao la
Tai nương hướng giọt mái nhà
Lòng run thêm lạnh, nỗi hàn bao la
Tai nương hướng giọt mái nhà
Nghe trời nặng nặng, nghe ta buồn buồn
Nghe đi rời rạc trong hồn
Những chân xa vắng dậm mòn lẻ loi
Rơi rơi… Dịu dịu… rơi rơi
Trăm muôn giọt nhẹ nối lời vu vơ… (Huy Cận)
Những chân xa vắng dậm mòn lẻ loi
Rơi rơi… Dịu dịu… rơi rơi
Trăm muôn giọt nhẹ nối lời vu vơ… (Huy Cận)
Mưa phùn là mưa hạt nhỏ về mùa rét.
Mưa ngâu là tên gọi cho những cơn mưa xuất hiện vào đầu tháng 7 Âm lịch ở Việt Nam hàng năm.. Các cơn mưa thường không liên tục, rả rích, do vậy mới có cụm từ “trời mưa sụt sùi” để chỉ mưa Ngâu.
Mưa rào có thể xảy ra mọi lúc trong năm. Mưa nặng hạt, bất ngờ xảy đến rồi đột nhiên tạnh trong thời gian rất ngắn (chỉ khoảng 5 đến 10 phút).
Mưa theo vùng như tại miền châu thổ sông Hồng hay châu thổ sông Cửu Long thì mùa mưa vào hè:
Tháng Sáu trời mưa trời mưa không dứt
trời không mưa anh cũng lạy trời mưa
anh lạy trời mưa phong kín đường về
và đêm ơi xin cứ dài vô tận
trời không mưa anh cũng lạy trời mưa
anh lạy trời mưa phong kín đường về
và đêm ơi xin cứ dài vô tận
Đến đông thì không còn mưa nhưng lại lạnh:
Hà Nội mùa này… vắng những cơn mưa.
Cái rét đầu đông khăn em bay hiu hiu gió lạnh.
Hoa sữa thôi rơi, ta bên nhau một chiều tan lớp.
Đường Cổ Ngư xưa chầm chậm bước ta về.
Cái rét đầu đông khăn em bay hiu hiu gió lạnh.
Hoa sữa thôi rơi, ta bên nhau một chiều tan lớp.
Đường Cổ Ngư xưa chầm chậm bước ta về.
Ngược lại, vùng Trị Thiên thì lại mưa về mùa Đông! Mưa lê thê, mưa lâm râm ngày này qua ngày khác, ‘mưa vẫn mưa bay trên từng tháp cổ’ tác động lên tâm tư hướng nội, âm thầm của người dân xứ cố đô. Vài bài hát về mưa:
Mưa Nửa Đêm, Hai Mùa Mưa, Mưa Đêm Tình Nhỏ, Đêm Buồn Tỉnh Lẻ, Mưa Đêm Ngoại Ô, Thành Phố Mưa Bay, Mưa Rừng, Mưa Ngoài Trời, Mưa Tình Người, Gặp Nhau Trong Mưa, Mưa Qua Phố Vắng, Mùa Mưa Đi Qua, Em Về Kẻo Trời Mưa, Giã Từ Đêm Mưa, Mưa Bụi.
5.2. Gió
Gió là không khí chuyển động; có gió vì có sai biệt về áp suất không khí và nhiệt độ. Khi trời nóng thì không khí nhẹ bay lên cao:
Hôm nay trời nhẹ lên cao
Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn (Xuân Diệu)
Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn (Xuân Diệu)
Không khí nóng bay lên cao vì nó nhẹ hơn không khí lạnh. Khí nóng bay lên cao và không khí từ các vùng lạnh sẽ đến thế chỗ và sẽ tạo ở mặt đất một vùng áp thấp, gọi là hạ áp. Như vậy ta có một vùng hạ áp và một vùng cao áp. Gió là không khí chuyển động từ vùng cao áp đến vùng hạ áp.
Gió thường được phân loại theo quy mô về không gian, tốc độ, lực tạo ra gió, các khu vực gió xảy ra, và tác động của chúng.
Gió nghiêng, chiều say,
Gió lay ngàn cây,
Gió nâng thuyền mây.
Gió reo sầu miên,
Gió đau niềm riêng,
Gió than triền miên.
Gió lay ngàn cây,
Gió nâng thuyền mây.
Gió reo sầu miên,
Gió đau niềm riêng,
Gió than triền miên.
Trong khí tượng học, cơn gió thường được gọi:
Theo sức mạnh của gió: gió nhẹ (breeze), gió mạnh (gale), bão (storm), cơn bão (hurricane), cơn bão lớn (typhoon). Hàng năm, trên thế giới có hàng trăm cơn bão nhỏ ở các vùng nhiệt đới bao quanh xích đạo và chỉ khoảng 40 và 50 trong số các cơn bão này phát triển thành những cơn bão lớn.
theo hướng gió thổi như:
. Gió nồm:
Trưa hè hây hẩy gió nồm đông
Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng (Hồ Xuân Hương)
Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng (Hồ Xuân Hương)
. Gió bấc như trong thành ngữ mưa phùn gió bấc, đó là gió từ phía Bắc
Chúng tôi đi trong một Hà Nội đầy gió, người Hà Nội đặt tên cho gió này là Gió Mùa Ðông Bắc. Có không biết bao nhiêu thi sĩ, bao nhiêu nhạc sĩ đã xúc động về những cơn gió này và viết ra bao nhiêu tác phẩm làm thăng hoa đời sống con người để ngay cả khi đang sống trong một hoàn cảnh khó khăn nhất, con người vẫn tìm ra cái đẹp của nơi mình đang sống. Khí hậu của tháng Mười Một và tháng Chạp âm lịch là khí hậu lạnh và đẹp nhất trong năm của miền Bắc. Gió hay trở lạnh đột ngột như một người đi xa bỗng trở về không báo trước. Có thể mới buổi sáng trời còn rất ấm không có gì báo hiệu là một ngày lạnh, nhưng đến trưa gió ở đâu bỗng kéo về chật phố. Gió chen chúc vào đám đông đang đi trên đường, gõ cửa những ngôi nhà, hàng quán, ngồi sát vào những người buôn bán hai bên vỉa hè rất là hồn nhiên (Trần Mộng Tú)
. Gió heo may là gió hơi lạnh và khô thổi vào mùa thu. Khi vào Thu thì thời tiết se lạnh:
Đã nghe rét mướt luồn trong gió
Đã vắng người sang những chuyến đò
Mây vẫn từng không chim bay đi (Xuân Diệu)
Đã vắng người sang những chuyến đò
Mây vẫn từng không chim bay đi (Xuân Diệu)
. Gió Lào thổi từ phía Tây dãy Trường Sơn: gió đem mưa trút hết hơi nước phiá Tây Trường Sơn và khi thổi qua phía miền Trung Việt thì rất khô và nóng
– Theo địa hình như:
. Gió núi:
Ta gặp nhau, yêu chẳng hạn kỳ
Mây ngàn gió núi đọng trên mi
Mây ngàn gió núi đọng trên mi
. Gió biển là gió thổi từ biển vào: ban ngày, mặt đất mau nóng hơn biển và do đó không khí nóng bay lên cao làm không khí ngoài biển thổi vào
. Gió đất là gió thổi từ phía đất ra biển vì ban đêm thì biển lạnh chậm hơn phía đất
Nhiều thi sĩ đã gửi gấm lòng mình với gió. Nhà thơ Hàn Mặc Tử khi bị người yêu xa lìa đã thốt ra: gió theo lối gió, mây đường mây. Gặp những chuyện phiền muộn, nhà nhạc sĩ cũng khuyên ta ‘gửi gió cho mây ngàn bay’
Trên bầu trời Đại Tây Dương, ở những chỗ rất cao, có một loại gió gọi là jet stream thổi từ Tây sang Đông do đó khi máy bay gặp loại gió này thì bay nhanh hơn.
5.3. Chiều tím
Thực vậy, khi mặt trời lặn ở chân trời, các tia sáng phải đi xa hơn trong khí quyển (10 lần nhiều hơn lúc trưa) trước khi đến mắt ta nên sự khuyếch tán tia sáng nhiều hơn. Ánh sáng mặt trời có tia tử ngoại, tia hồng ngoại ta không nhìn thấy được; ánh sáng nhìn thấy được có độ dài bước sóng từ 380 đến 780 nanomet gồm nhiều tia có màu sắc khác nhau như tia tím (380-430nm), tia xanh (430-490nm), tia lục (490-570nm), tia vàng (570-600nm), tia đỏ (600-780nm).
Cường độ khuyếch tán tỷ lệ ngược với bước sóng. Các tia sáng có bước sóng (wave length) ngắn như tia tím bị khuyếch tán nhiều và những chiều tím thường được nhiều nhạc sĩ cảm nhận và sáng tác:
Chiều tím chiều nhớ thương ai, người em tóc dài
Sầu trên phím đàn, tình vương không gian
Mây bay quan san, có hay?
Đàn nhớ từng cánh hoa bay, vầng trăng viễn hoài
Màu xanh ước thề, dòng sông trôi đi
Lúc chia tay còn nhớ chăng?
Sầu trên phím đàn, tình vương không gian
Mây bay quan san, có hay?
Đàn nhớ từng cánh hoa bay, vầng trăng viễn hoài
Màu xanh ước thề, dòng sông trôi đi
Lúc chia tay còn nhớ chăng?
Một cuốn phim cũng có đề Chân Trời Tím
6. Kết luận
Xuân qua, Hè đến, Thu về, Đông tới, dòng sông luân hồi cứ thế luân lưu, từ thuở khai thiên lập địa. Tâm hồn con người cũng vậy, có lúc phấn chấn như mùa Hạ, có lúc buồn phiền chán nản như mùa Đông. Cuộc đời vốn thế nên xin đừng quá vui cũng chẳng quá buồn mà chỉ cần có thái độ ung dung tự tại vì không ai có thể níu kéo thời gian.
Từ khi có Trái Đất với Mặt Trời, với biển cả thì có quy luật vận hành hài hoà, nhưng ngày nay với biến đổi khí hậu vì sự phát thải trong bầu khí quyển nhiều khí cacbonic do nhiều nhà máy dùng than đá, xe cộ dùng dầu cặn.. nên khí hậu trái đất nóng lên kéo theo nhiều thay đổi: bão tố xưa kia phải vài chục năm mới có một lần nhưng ngày nay, xuất hiện hàng năm vì nước đại dương các vùng trung tâm bão nóng nhiều hơn. Điều này đúng với mọi nơi: từ Mỹ với các trận bão bắt nguồn từ Đại Tây Dương tàn phá các tiểu bang miền Đông Hoa Kỳ cho đến các trận bão xuất phát từ Thái Bình Dương tàn phá các tỉnh miền Trung Việt Nam cho đến Đài Loan, Trung Quốc… Biến đổi khí hậu đảo lộn nhiều nông lịch, gây nhiều thiệt hại kinh tế do lũ lụt, hạn hán. Thiệt hại lâu dài đối với cơ sở hạ tầng, kinh doanh, nông nghiệp, nhà ở có thể đẩy nhiều người dân trở lại đói nghèo. Rồi nào là ô nhiễm đại dương với nhiều thuỷ tộc bị diệt, nào là phá rừng với nhiều loài thú hoang cũng biến mất, chính con ngưòi đã phá huỷ sự cân bằng của thiên nhiên nên thiên nhiên bị đảo lộn, gây nên bão lụt, hạn hán, đói nghèo.
Nhân nào thì quả ấy
Càng ngày, loài người với tuệ giác rộng lớn cũng nhận chân là cái thăng bằng của Trái Đất đã bị phá huỷ nên ngày nay loài người càng nhận thức phải bảo tồn đa dạng sinh học, phải giảm sự phát thải khí nhà kính, phải giảm bớt dấu chân sinh thái và chỉ có như thế mới phát triển bền vững được.
Thái Công Tụng