User Rating: 0 / 5

Star InactiveStar InactiveStar InactiveStar InactiveStar Inactive
 

 

Tôi dành mùa hè để đọc các tác phẩm của Kim Định, một Linh Mục Công Giáo, một Triết Gia và một nhà Sử Học đã viết rất nhiều trong những năm 1960 và đầu những năm 1970 ở miền Nam Việt Nam.

Khi đọc những gì ông đã viết, không cần nhiêu thời gia để kết luận rằng Kim Định, cho đến nay, là sử gia táo bạo nhất và giàu trí tưởng tượng nhất mà Việt Nam đã từng biết.

Nói đơn giản, Kim Định là một thiên tài. Tuy nhiên, theo như tôi có thể nói, không ai có thể nhìn thấy thiên tài trong những gì ông đã làm, nhưng đồng thời, giống như nhiều thiên tài khác, ông cũng đã đẩy tư tưởng của mình quá xa.

Kết quả là nhiều người ngày nay là một là không biết gì về Kim Định đã hoặc bỏ qua sự uyên bác của ông. Điều này, tôi cho là một sai lầm to lớn.

Để tôi giải thích lý do tại sao tôi nghĩ như thế.

Cửa Khổng

 Cửa Khổng

Trước khi đọc bài viết của ông, tôi chỉ nghe nói về Kim Định và đã chỉ đọc những gì người khác đã viết về ông. Từ thông tin này, tôi đã nghĩ Kim Định là một người quốc gia quá khích, người đã có tư tưởng điên rồ cho rằng kinh điển Nho giáo (Ngũ Kinh) là những sáng tạo của người Việt, và kết quả là, về cơ bản tất cả mọi thứ mà chúng ta bây giờ nghĩ là văn hóa “Trung Quốc” đã thực sự tự nguồn là văn hóa “Việt”.

Đúng là Kim Định đã có một lập luận như thế. Tuy nhiên, con đường trí tuệ dẫn ông đến kết luận này đã đi qua một số tư tưởng học thuật vĩ đại nhất của thế kỷ XX, và đây là lý do tại sao tôi nói rằng Kim Định được cho là sử quan trọng nhất Việt Nam trong mọi thời đại (không phải là “hạng nhất” nhưng “quan trọng nhất”).

Viêt Nho

Cơ cấu Viêt Nho

Hành trình trí tuệ của Kim Định đã dẫn ông qua các tác phẩm của hai học giả Pháp nổi tiếng, Marcel Granet và Claude Lévi-Strauss.

Marcel Granet vừa là một nhà Hán học và một nhà Xã hội học. Ông là một trong những học giả đầu tiên đi tìm những giải thích xã hội về những điều ông đọc thấy trong các văn bản cổ điển Trung Quốc. Trong quá trình đó, ông đã cách mạng hóa quan điểm của mọi người (cả bên trong và bên ngoài Trung Quốc) về thời cổ đại Trung Quốc.

Nổi tiếng nhất, Granet giải thích lại Kinh Thi (Shijing 詩經). Qua nhiều thế kỷ học giả ở Trug Quốc dã giải thích những vần thơ trong Kinh Thi bằng thuật ngữ đạo đức. Granet, tuy nhiên, xem chúng như các sản phẩm của nghi lễ và lễ hội địa phương, không có gì liên quan đến sự diễn giải về đạo đức của truyền thống học thuật ở Trung Quốc.

Có lẽ quan trọng hơn cho những sáng tác của Kim Định là cuốn “La Pensée Chinoise” (Tư tưởng Trung Quốc) của Granet. Trong tác phẩm dày đặc và uyên bác này, Granet tìm cách chứng minh các khái niệm trong những văn kiện Trung Hoa cổ đại như thuyết nhị nguyên âm và dương, và số học trong ngũ hạnh, v.v. không chỉ khái niệm số, nhưng là “biểu tượng” (hoặc những gì mà giới theo chủ nghĩa cấu trúc sau này gọi là “dấu hiệu”) cho các cấu hình của xã hội, và nếu chúng ta nhìn vào hiện tượng như thân tộc và hôn nhân chúng ta có thể nhìn thấy bằng chứng về các khái niệm trong cách những hiện tượng đã được sắp xếp và thực hiện.

La Pensée Chinoise

La Pensée Chinoise

Trong khi tác phẩm của Granet như một nhà Hán học, đã bị các học giả như Bernhard Karlgren chỉ trích là không phân biệt giữa văn bản từ các giai đoạn khác nhau, thì những tác phẩm khác của Granet như là một nhà khoa học xã hội có ảnh hưởng đến những tác phẩm của các học giả như Claude Lévi-Strauss, một người tầm cỡ trong lĩnh vực cấu trúc nhân chủng học .

Tư tưởng của Lévi-Strauss bật lên chống lại những ý tưởng của các học giả như Bronisław Malinowski. Malinowski cho rằng chúng ta có thể hiểu được xã hội bằng cách quan sát và giải thích những gì chúng ta thấy.

Mặt khác Lévi-Strauss lập luận rằng những gì chúng ta thấy trong các xã hội trên toàn thế giới khác nhau. Tuy nhiên, nếu chúng ta nhìn dưới mặt nổi của những gì chúng ta thấy và tìm cách hiểu được “cấu trúc” của những ý tưởng cho biết mọi người làm gì thì chúng ta có thể hiểu khác đi, và cuối cùng có thể thấy rằng có những điểm chung trên toàn thế giới.

sa

Strutural Anthropologysa

Khi Kim Định đọc các tác phẩm của Claude Lévi-Strauss trong năm 1960, ông cảm thấy rằng Marcel Granet đã tiết lộ những gì mà “cấu trúc” bên dưới bề mặt đã được – đó là âm dương (âm dương), và năm giai đoạn (ngũ hạnh) , vv

Hơn thế nữa, ông cảm thấy rằng tất cả những điều này là “Việt.” Đó không phải là một cái gì đó “Trung Quốc” đã được “nhập cảng” vào Việt Nam sau đó. Đây là những gì học thuật của Kim Định muốn chứng minh.

Lạc thư minh triết

Lạc thư minh triết

Như vậy, tại sao Kim Định lại quan trọng đến thế? Trước hết, ông là sử gia duy nhất trong lịch sử Việt Nam hiện đại, mà tôi biết, đã thực sự đa ngành. Ý tưởng cho rằng học thuạt cần phải được đa ngành là một điều được đề cập rất nhiều, nhưng để đa ngành người ta phải biết những thông tin “cập nhật” mới nhất trong các lĩnh vực khác nhau. Đây là điều mà người ta không thấy trong học thuật Việt Nam. Thay vào đó, nhiều học giả chỉ đơn giản là “chọn” thông tin từ các lĩnh vực khác nhau để phù hợp với một ý tưởng (và thường là một ý tưởng dân tộc chủ nghĩa) mà họ đã có sẵn.

Kim Định, mặt khác, đã biết đến những thông tin cập nhật trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Ông hiểu Saussure (ngôn ngữ học), Lévi-Strauss (nhân chủng học), Granet, Creel, Needham (tất cả trong Trung Hoa học), Foucault (triết học), v.v. Và ông đã xây dựng ý tưởng của mình trên những tư tưởng của các học giả khác. Đó mới thực sự có nghĩa là đa ngành.

Thế vấn đề với các tác phẩm của Kim Định là gì? Nó cũng giống như vấn đề với học thuật của Marcel Granet. Kim Định đã không phân biệt giữa văn bản. Đối với ông, những gì đã được viết trong Sử kya của Tư mã Thiên hoặc Kinh Thi (cả hai từ thời BC) cũng giống như những gì đã được viết trong Lĩnh Nam chích quái ở thế kỷ thứ mười lăm, v.v. Thông tin trong tất cả các văn bản đó đều có thể được sử dụng để chưng minh sự hiện hữu của một “cấu trúc” của nghĩa ẩn dưới những văn bản này. Đó là vấn đề.

Tuy nhiên, xác nhà nhân chủng học như Lévi-Strauss, đã xây dựng tư tưởng của mình bằng cách nghiên cứu các xã hội (“nguyên thủy”) hiện đại, và thông tin mà họ có đã phải là của những thời đại khác. Điều này, tôi cho rằng, đã khiến những lập luận như vậy có sức thuyết phục hơn.

Tinh hoa ngũ điển

Tinh hoa ngũ điển

Học thuật tiến bộ khi các học giả sử dụng lý thuyết để đưa ra những tuyên bố táo bạo. Những tuyên bố đó đôi khi “quá” táo bạo, khiến các học giả khác thách thức những tuyên bố đó và dẫn đến một sự hiểu biết hợp lý hơn. Thu nhiên, kết quả là học thuật tiến bộ.

Nói cách khác, nó là điều tốt để có những học giả đã tuyên bố táo bạo (như Edward Said, Benedict Anderson, James Scott, v.v.), bởi vì nó khiến các học giả khác thách thức và điều chỉnh những tuyên bố đó. Thuy thế; để điều đó xảy ra, các học thách thức những tuyên bố táo bạo cần phải tinh thông về mặt lý thuyết như các học giả đã đưa ra những tư tưởng ban đầu.

Đây là điều đã không bao giờ xảy ra với Kim Định. Kim Định có một số tuyên bố táo bạo trong các thập niên 1960 và đầu thập niên 1970 đưa sự hiểu biết của chúng ta về lịch sử Việt Nam (quá xa) về phía trước, nhưng kể từ thời điểm đó đã không có người nào có những kiến ​​thức về lý thuyết như Kim Định, vì vậy đã không một thách thức, hoặc chỉnh sửa tư tưởng của Kim Định nào hết.

Kết quả là tư tưởng Kim Định hoặc đã bị gạt bỏ hoặc bị nhạo báng, hoặc ý tư tưởng của ông đã bị hiểu lầm.

Đây là một điều xấu hổ, vì Kim Định, tôi cho là sử gia Việt Nam duy nhất trong thời hiện đại, người đã thực sự đi đến một giải thích mới về lịch sử thời sơ khai của nước Việt (Nam).

Để có thể gạt bỏ ý tưởng của Kim Đinh, trước tiên người ta phải cọ sát với tư tưởng của ông. Cho đến nay, chưa ai làm được điều đó. Một khi ai đó làm viếc đó, họ sẽ thấy rằng có lẽ có cái gì đó trong những tư tưởng của Kim Định thật là sâu sắc (cũng như các học giả vẫn tìm thấy những điểm sâu sắc trong các tác phẩm của Marcel Granet), và đó là những gì sẽ đưa học thuật lịch sử tiến về phía trước. Cho đến khi đó…

Lê Minh Khải - Trà Mi dịch


Nguồn: Vietnam’s Greatest (unknown/unrecognized) Historian, Lê Minh Khải, Le Minh Kha’s SEAsian History Blog, 19 Jun 15

 

 

 

Tìm các bài LỊCH SỬ khác theo vần ABC . . .

Tống Phước Hiệp

Địa chỉ E-Mail để liên lạc với chúng tôi: trangnhatongphuochiep.com@gmail.com