User Rating: 5 / 5

Star ActiveStar ActiveStar ActiveStar ActiveStar Active
 
Người xưa có câu nói nổi tiếng: “Trước 30 tuổi thì ngủ không thể tỉnh được, sau 30 tuổi thì tỉnh không thể ngủ được” để ám chỉ việc cùng với thời gian, chứng mất ngủ ngày càng phổ biến, và sau khi bạn qua 30 tuổi, việc nếm trải cảm giác mất ngủ sẽ dễ dàng xảy ra.
 
Đặc biệt đối với người trên 60 tuổi, việc ngủ đến sáng là một điều cực kỳ xa xỉ. Thậm chí, chỉ khoảng sau 3 giờ sáng là bạn đã tỉnh ngủ hẳn rồi.
 
Có nhiều người luôn gặp rắc rối với vấn đề giấc ngủ. Họ thường khó có thể ngủ vào ban đêm. Thỉnh thoảng mới ngủ được nhưng giấc ngủ chập chờn, không thể sâu giấc. Thỉnh thoảng mọi người sẽ bị thức dậy lúc 3,4 giờ sáng và không thể ngủ lại. Cũng có người thức mãi không thể chìm vào giấc ngủ, nằm lơ mơ hoặc chỉ có thể ngủ thiếp đi khi gần sáng.
 
Có những người sẽ có thời gian dài mất ngủ hoặc khó ngủ như vậy, hoặc tỉnh ngủ vào lúc còn rất sớm, do đó mà cuộc sống bị ảnh hưởng rất nhiều.
 
Câu hỏi đặt ra là, tại sao chúng ta lại không thể ngủ ngon và sâu giấc khi tuổi cao dần lên? Sau đây là lời giải thích nguyên nhân của chuyên gia y học thần kinh, Giáo sư Phan Tập Dương từ Trung tâm Y học Giấc ngủ (TQ) giúp bạn tìm ra câu trả lời và từ đó có thể phòng tránh hiệu quả.

4 lý do để giải thích chứng mất ngủ
 
“Mất ngủ là một hiện tượng phổ biến trong cuộc sống. Vấn đề này xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Trong số đó, người già là phổ biến nhất. Điều này được gây ra bởi một loạt các yếu tố thể chất và tinh thần và cần được đánh giá với tầm quan trọng cao đối với sức khỏe.” Giáo sư Phan giới thiệu.
 
1. Thay đổi sinh lý
 
Chúng ta đều biết rằng khi chúng ta già đi, cơ thể sẽ dần thay đổi, bao gồm các tế bào thần kinh trong não. Loại tế bào này sẽ giảm dần theo tuổi tác, và việc phải ngủ đủ giấc hàng ngày là một hiện tượng hoạt động không thể thiếu của các tế bào thần kinh trong não chúng ta.
 
Do đó, khi các tế bào thần kinh của người già bị giảm, chắc chắn sẽ gây ra các vấn đề về rối loạn giấc ngủ, và mất ngủ là loại phổ biến nhất. Điều đó có nghĩa là, mọi người cao tuổi khó có thể thoát khỏi việc bị cắt giảm thời gian ngủ một cách tự nhiên.
 
2. Có bệnh về tâm thần
 
Theo nghiên cứu mới nhất, 50% người cao tuổi bị chứng mất ngủ có liên quan mật thiết đến tình trạng căng thẳng và suy nhược về tâm thần.
 
Do tác động của các yếu tố khách quan khác nhau như độc thân, góa bụa, cô đơn trong nhiều năm, sự bất lực trong việc nuôi dạy con cái và áp lực kinh tế lớn, dễ khiến tâm lý mong manh đè nén lên sức chịu đựng của trái tim, gây lo lắng và trầm cảm quá mức, dẫn đến mất ngủ vào ban đêm và giảm chất lượng giấc ngủ.

Do vậy, đối với mọi người, đặc biệt là phụ nữ, ngoài việc chăm sóc cha mẹ già về mặt vật chất, chúng ta cũng cần chú ý nhiều hơn đến những thay đổi tâm lý và dành thời gian để đi cùng cha mẹ mình khi tuổi cao dần lên. Tránh để người già rơi vào cảm giác cô đơn, căng thẳng, buồn bã.
 
matngugiaithich1
 
3. Có bệnh trong cơ thể
 
Ngoài ra, khi người cao tuổi có triệu chứng mất ngủ quanh năm, hãy cẩn thận kiểm tra xem liệu có phải đang có các bệnh tiềm ẩn trong cơ thể gây rắc rối hay không.
 
Chẳng hạn, khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống vùng thắt lưng, viêm khớp dạng thấp, v.v., người cao tuổi sẽ thường đau đến mức không ngủ được. Các bệnh về tiết niệu như đi tiểu thường xuyên và tiểu không tự chủ sẽ khiến họ thường thức dậy vào ban đêm, do đó ảnh hưởng đến giấc ngủ.
 
Các triệu chứng gây ra bởi bệnh mạch máu cũng có thể ảnh hưởng đến vấn đề giấc ngủ ở người cao tuổi.
 
Khuyến cáo rằng khi người già ở nhà bị mất ngủ trầm trọng trong thời gian quá dài, bạn có thể đưa người thân đến bệnh viện để kiểm tra toàn diện về thể chất, để nếu có bệnh thì có thể được phát hiện và điều trị sớm.
 
4. Do uống thuốc
 
Người cao tuổi thường cần dùng một số loại thuốc vì sức khỏe kém, và nhiều trong số đó cũng là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ.

Những loại thuốc này bao gồm thuốc kích thích trung tâm, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm và thuốc chống loạn thần, gây ngủ quá nhiều vào ban ngày và không thể ngủ vào ban đêm.
 
Ngoài ra, khi đối mặt với chứng mất ngủ, không nên cho bệnh nhân uống thuốc ngủ trong thời gian dài, điều này không chỉ gây hại cho cơ thể mà còn có tác dụng phụ một khi họ bỏ thuốc, điều này sẽ làm tăng tình trạng mất ngủ.
 
matngugiaithich
 
Có nhiều cách để bạn điều chỉnh chất lượng giấc ngủ của mình. Ví dụ như thực hiện các bài tập thể dục, tập thở, tập thư giãn, thiền buông thư, sử dụng các thực phẩm hoặc trà giúp ngủ ngon.
 
 
*Theo Health/39

Tìm các bài ĐỜI SỐNG & SỨC KHỎE khác theo vần ABC . . .

Tống Phước Hiệp

Địa chỉ E-Mail để liên lạc với chúng tôi: trangnhatongphuochiep.com@gmail.com