User Rating: 5 / 5

Star ActiveStar ActiveStar ActiveStar ActiveStar Active
 
Các bậc làm cha làm mẹ luôn mong cho con cái của mình được vui vẻ và hạnh phúc. Tuy nhiên, hầu hết phụ huynh đều hạn chế hoặc không biết cách kiềm chế hành vi hay biểu hiện cảm xúc của con ở một mức độ nào đó, vô tình khiến ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ, thậm chí là tâm lý của cả phụ huynh và mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
 
Nếu cha mẹ càng hiểu rõ bản thân, nâng cao nhận thức, chữa lành những thách thức và tổn thương từ quá khứ của mình, con cái của chúng ta cũng sẽ lớn lên một cách lành mạnh về mặt tinh thần hơn.
 camxuc1
Nếu cha mẹ hiểu rõ bản thân, nâng cao nhận thức, chữa lành tổn thương từ quá khứ, con cái sẽ lớn lên một cách lành mạnh về mặt tinh thần hơn. (Hình: Anete Lusina/Pexels)
 
Theo trang mạng MindBodyGreen, Bác Sĩ Dan Siegel, tác giả cuốn sách “Nuôi Dạy Con Từ Bên Trong,” nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thức bản thân của chính cha mẹ để từ đó có thể dạy con cách thể hiện cảm xúc một cách lành mạnh nhất.
 
Lý do đằng sau hành động này là vì:
 
- Về mặt xã hội, việc thể hiện bất kỳ cảm xúc hoặc hành vi gây rối ở nơi công cộng là không thể chấp nhận được.
 
- Việc biểu hiện cảm xúc không được thoải mái trong chính gia đình.
 
- Một số hành vi hoặc cảm xúc mà con trẻ hiển thị kích hoạt các sự kiện chưa được giải quyết từ thời thơ ấu của chính cha mẹ.
 
Tại sao cha mẹ lại tức giận khi con không nghe lời?
 
Tại sao một số hành vi của con trẻ lại khiến các bậc phụ huynh tức giận và cư xử theo những cách nhất định? Câu trả lời nằm trong hệ thống não bộ đã được lập trình trong suốt thời thơ ấu của phụ huynh.
 
Cha mẹ thường chôn vùi những ký ức khó chịu hoặc độc hại trong vô thức cho đến khi nuôi con hoặc dạy con. Khi ký ức từ quá khứ về những việc khó chịu này được kích hoạt, con người thường “mất liên lạc” với bộ phận điều hành hoặc ra quyết định, và khi đó một phần trong bộ não và chuyển sang hoạt động thấp hơn của hệ thống chi.
 
camxuc
Khi cảm xúc của trẻ em leo thang, chúng thể hiện điều này với mọi người trong gia đình. (Hình: Snapwire/Pexels)
 
Cha mẹ có thể làm gì với điều này?
 
1. Xây dựng nhận thức về bản thân: Xác định yếu tố kích hoạt và giải quyết nguyên nhân gốc rễ của nó để đưa bạn trở lại thời điểm hiện tại. Đây là một quá trình phát triển cá nhân có chủ đích, và là một con đường đầy thử thách, can đảm, nhưng đem lại rất nhiều bổ ích. Cách nhanh nhất để hiểu rõ chính mình là ghi nhận cảm xúc mà chính bản thân chúng ta đang cảm thấy vào thời điểm bị kích hoạt cảm xúc.
 
Bạn có thể suy nghĩ đến cảm xúc của mình là gì vì hành động này giúp làm dịu các trung tâm cảm xúc trong não, đồng thời cho phép thùy trán hoạt động trở lại và cung cấp thông tin đầu vào.
 
2. Tham gia cùng con trẻ trong việc thể hiên cơn tức giận: Tất cả chúng ta thỉnh thoảng cần có một cơn giận dữ. Thông thường, khi cảm xúc của trẻ em leo thang, chúng thể hiện điều này với mọi người trong gia đình. Trong môi trường an toàn, cha mẹ có thể thiết lập không gian để con có thể bộc lộ hết cơn giận, như la hét và đập phá bàn ghế.
 
Bạn nên kiên nhẫn hướng dẫn cơn tức giận của con và sau đó cân nhắc tham gia cùng con. Hãy nói với con rằng tất cả mọi người đều cần thể hiện bản thân và thực sự cho phép một số cảm xúc của cha mẹ tuôn trào.
 
3. Cảm ơn con! Hãy cảm ơn con vì đã giúp chính bản thân cha mẹ sửa chữa những tổn thương trong quá khứ và được bộc lộc đầy đủ cảm xúc. Lợi ích của việc đào sâu vào khía cạnh dễ bị tổn thương này đối với bản thân chính là cơ hội để mở ra không gian trong tất cả các mối quan hệ của cha mẹ.
 
Bên cạnh đó, nó cho phép phụ huynh thực sự tạo ra một mối quan hệ thú vị hơn với con cái của mình. (KD) 
  

 

 

Tìm các bài HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH khác theo vần ABC . . .

Tống Phước Hiệp

Địa chỉ E-Mail để liên lạc với chúng tôi: trangnhatongphuochiep.com@gmail.com