Huế có điệu hò mái đẩy não nùng. Bình Định có nói vè buồn thê thảm. Quảng Nam có điệu hát hò khoan dí dỏm, dễ thương.
Hò mái đẩy hay nói vè, thường thường đã có câu hát sẵn, người hát chỉ cần giọng tốt thuộc bài bản là có thể hát hò được. Trái lại, điệu hát hò khoan Quảng Nam là lối hát "kiến tại", câu hát xướng hay đối, phải do mình đặt ra và hát lên ngay tại hiện trường, do đo ùngười hát phải sáng dạ, thông minh, thuộc nhiều điển tích. Một đêm hát hò khoan như một thi đàn xướng họa của lớp bình dân. Cũng bởi khó khăn này, cho nên điệu hát hò khoan thất truyền, kể từ khi xứ Quảng theo vận nước lâm vào cảnh chiến tranh, những câu hát nhân nghĩa bình thường ít ai ghi nhớ, chỉ còn những câu hát dí dỏm, hoặc châm chọc độc đáo được lưu truyền trong dân gian, để hát trong các buổi gặt lúa, giã gạo, giã vôi làm nhà v.v...
Tôi gọi là hát Hò Khoan, vì sau mỗi câu hát thính giả đồng thanh hò phụ "Hố khoan, hố khoan hợi là Hò Khoan", cái buổi hát có một bên nam và một bên nữ., có khi hát nhân nghĩa, trai gái kết bạn trăm năm, diễn biến đến hồi cần ông mai hoặc bà mối, thì trong đám người nghe, có lẽ ra tay giúp đỡ đôi trai gái, hát làm mai. Cái buổi hát hò khoan sôi động không bao giờ giống nhau. Có khi hai bên trai gái hát đố, hát xạo, và cũng có lúc hát tuồng tích. Nói chung tùy theo ngẫu hứng của buổi hội ngộ. Tham dự một buổi hát hò khoan mới thấy được tài thông minh độc đáo và dễ thương của giới bình dân xứ Quảng, bởi hát hò khoan, câu hát được nghĩ ra trong một thời gian rất ngắn, người không có tài ứng biến không hát được, đối phương dứt câu hát, thính giả hò phụ "Hố khoan hợi là hò khoan", chậm lắm là một hai phút, phải hát trả lời, nếu bí thì đành bỏ cuộc ra về, không thể nào để khoảng thời gian trống lặng, cái khó của điệu hát hò khoan là như vậy.
Câu hát hò khoan được truyền khẩu trong nhân gian,nhưng hình như không có ai ghi chép như ca dao, tục ngữ. Thuở xưa, dân chúng còn tiêu tiền kẽm, chưa có giấy bạc, đồng tiền hình tròn, lỗ vuông. Một cô gái kiêu sa cho mình như đồng tiền quí giá, hát rằng:
Không may cho cô ta, gặp phải chàng trai ngỗ ngáo, ứng khẩu đáp ngay:
Đến nông nỗi này thì cô gái đành ngoe nguẩy bỏ đi, không quên liếc xéo chàng trai ứng đối hợp cảnh hợp tình. Lại một cô gái không dám ví mình như đồng tiền, gặp nhau cô nàng mời ăn uống đàng hoàng, nhưng có giòng máu Hồ Xuân Hương nên cô ta hát rằng:
Một chàng trai ứng khẩu hát đối:
Cái hay của câu hát đối là chữ "thấu", và câu kết đã ăn không rõ mùi vị ra sao, mà biết ngon. Một cô gái kênh kiệu hát câu hát sau đây, mà hình như từ xưa chưa tìm ra được câu hát đáp lễ:
Câu hát hò khoan của một cô gái xứ Quảng Nam đóng vai gái Huế, không rõ giận người tình thế nào, mà hát một câu độc, đáo để, không ai đối được. Kể cả chàng trai cùng các người tài cao học rộng. Câu hát như sau:
Tiếng Việt giàu ẩn ngữ và súc tích, nếu cô gái nói ra Huế thì câu hát chẳng có gì là độc, hơn nữa cô ta trách chàng ra mỗi tháng thì điêu ngoa vô cùng.
Tương truyền ở Quận Đại Lộc có anh Trần Hàn xấu trai, mặt thì rỗ, lại thêm chột hết một mắt, nhưng anh ta hát hay nổi tiếng ở Quảng nam. Cao nhơn tắt hữu cao nhơn trị, anh xuống làng La Qua, quận Điện Bàn, gặp một cô gái hát chỉ hai câu, anh không tài nào đối được, đành bỏ nghề hát, tuyệt tích giang hồ. Câu hát rằng:
Cái chữ khó của câu hát là chữ "Rổ". Đan mặt mốt, nghĩa trắng là nghèo quá phải đan rổ tre long mốt để khoai, nghĩa đen lại là mặt rỗ hoa mè lại đui một mắt (mặt mốt nói lái là một mắt).
Hát hò khoan là lối hát kiến tại, những buổi hội ngộ để hát, hai bên trai gái tự đặt câu hát, không bao giờ lặp lại câu hát cũ đã có kẻ hát rồi, những câu hát "Xạo" nói trên cũng do kẻ hát người đối trong một thời điểm nào đó, nhưng tâm lý quần chúng ưa thích, những câu hát châm chọc nên truyền miệng lưu lại mai sau. Còn những câu hát gái trai thì ít được lưu truyền , thông thường kẻ thấp cổ bé miệng, ưa trêu ghẹo bề trên, như hai câu hát của thân phận đi ở mướn sau đây:
(Câu một)
(Câu hai)
Không phải hầu hết câu hát hò khoan là hát "Xạo", mà còn nhiều câu hát về tuồng cổ, về bổn phận làm trai với quốc gia, làm con với cha mẹ.
Trung Nhân