User Rating: 5 / 5

Star ActiveStar ActiveStar ActiveStar ActiveStar Active
 
luagaosaigoncholon 5
Gạo trong bao (sau khi lúa đã được xay) được phu khuân vác mang xuống ghe đến cảng Saigon để xuất khẩu hay phân phối các nơi khác
 
Phần 3
 
So sánh kinh tế lúa gạo thời Pháp thuộc và ngày nay
 
Từ năm 1989 khi lượng xuất khẩu gạo trở lại bằng với giai đoạn trong thập niên 1930, và cho đến nay là hơn gấp bốn lần, thì riêng về chất lượng thì ngày nay kết quả không tiến triển được bao nhiêu so với thời Pháp thuộc. Chỉ khác là tình trạng về sự liên hệ giữa người sản xuất (nông dân), thương giá buôn gạo, công ty tư nhân chủ các nhà máy xay, và chính quyền rất khác nhau.
 
Dưới thời Pháp thuộc, các công ty tư nhân chủ các nhà máy gạo không phải chỉ có dịch vụ xay lúa lấy lãi mà còn tham gia trực tiếp bán gạo trên thị trường. Các công ty này rất lớn mạnh và trực tiếp xuất khẩu hay bán ra trên thị trường nội địa.
 
Thương gia trung gian mua lúa cung cấp lúa cho nhà máy hay mua gạo lại ở vào vị trí thế yếu nên không có lợi nhuận lớn. Còn chính quyền thì hoàn toàn không tham gia vào thương mại trên thị trường gạo mà chỉ lấy thuế. Mô hình thương mại gạo dưới thời Pháp thuộc như sau
 luagaosaigoncholon 3 1
 
Ngày nay có thêm các công ty quốc doanh của chính phủ là trung gian quan trọng nhất xuất khẩu bán ra thị trường quốc tế, và các công ty nhà máy xay rất nhỏ rãi rác khắp nơi trên các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, không còn tập trung như các nhà máy lớn có vốn lớn như ở Saigon-Chợ Lớn trước kia. Các nhà máy xay lúa tư nhân nhỏ này chỉ xuất hiện sau năm 1989 và họ hoàn toàn ở vị trí yếu thế. Họ không tham gia vào thị trường mua bán hay xuất khẩu lúa gạo mà chỉ làm dịch vụ xay lúa cho nông dân, cho thương gia trung gian mua bán gạo và cho các công ty quốc doanh mua bán, xuất khẩu gạo.
 
Vì quá nhỏ, vốn đầu tư vào các máy xay rất khiêm tốn nên những máy này kém hiệu quả và không có kỹ thuật hiện đại cao và vì thế năng xuất gạo xay từ 100 kg lúa chỉ là 60-70% gạo. Nếu tính tổng số gạo xuất khẩu trên 3 triệu tấn trung bình cho thập niên 1990 thì sự mất mát rất lớn.
 
Có hơn 200 nhà máy xay lúa nhỏ ở các tỉnh miền Tây đầu thập niên 2000 (15) và những cơ sở tư nhân này hoàn toàn bị chi phối bởi thương gia buôn lúa gạo và các công ty quốc doanh. Họ không dám đòi hỏi tăng hay xác định giá mà chính các thương gia buôn lúa đặt điều kiện ép giá nếu không họ sẽ không đưa lúa đến xay. Các công ty quốc doanh cũng vậy, các công ty này xác định giá gạo mua từ các nhà máy và sau đó xuất khẩu độc quyền hầu như không có ai cạnh tranh mua gạo từ nhà máy để xuất khẩu.  
 
Vì thế nông dân và các cơ sở tư nhân xay lúa là hai nguồn sản xuất nhưng lại bị thiệt thòi nhất vì có quá nhiều trung gian giữa họ và thị trường. Hơn nữa, ngày nay đất canh tác lúa bị thâu hẹp dần và ruộng lúa được chia nhỏ với nhiều chủ khác nhau, không tập trung lớn như trước kia, nên chất lượng lúa không đồng bộ. Cơ cấu này là nguyên nhân cho sự kém hiệu quả và chất lượng về kỹ nghệ lúa gạo ở Việt Nam hiện nay. Mô hình thương mại gạo hiện nay như sau (15)
 
luagaosaigoncholon 3 2 
Hiện nay không còn có những nông dân sung túc, điền chủ giàu có, các công ty lớn vốn cao có thế lực như ngày xưa. Đây là một sự kiện đòi hỏi ta nên xem xét lại về mô hình về quá trình sản xuất và thương mại trong nền kinh tế lúa gạo ở Việt Nam.
 
Lời kết
 
Ngày nay bến Trần Văn Kiểu (quai de Mytho) và khu cửa hàng, nhà ở, chùa chiền với kiến trúc cổ và Đông Tây dọc bến đã biến mất không còn nữa. Thay vào đó là Đại Lộ Đông Tây thênh thang khánh thành năm 2009. Một phần lớn lịch sử thương mại và văn hóa của thành phố đã bị xóa sổ. Tác giả đã đi dọc theo đại lộ Đông Tây từ rạch Bến Nghé theo kênh Tàu Hủ đến rạch Lò Gốm và bên kia kênh là bến Bình Đông (quai des Jonques), ngoài bến Trần Văn Kiểu đã bị phá hủy hoàn toàn, các bến Chương Dương (quai de Belgique) và bến Bình Đông một phần bị hủy một phần bị biến dạng rất nhiều chỉ còn sót lại một số nhà cổ người Hoa và chùa và cuối cùng là bến Hàm Tử (quai le Marne) không còn lại vết tích đặc thù kiến trúc Đông Tây đầu thế kỷ 20.
 
Không như các thành phố trong vùng như Quảng Châu, Singapore, Malacca, Penang, Hồng Kông, Sán Đầu vẫn còn trân trọng bảo tồn các khu phố có kiến trúc đặc thù Đông Tây có giá trị lịch sử tạo nên nét đặc trưng biểu tượng cho thành phố (trong đó một số hiện nay là Di sản thế giới) thu hút nhiều khách du lịch, thì thành phố Chợ Lớn trong các năm qua đã phá hủy các di tích đặc thù liên hệ đặc biệt đến lịch sử thương mại lúa gạo và nông sản qua sông rạch. Thời hoàng kim của Chợ Lớn trong lĩnh vực kinh tế không còn, và thành phố này chỉ còn có thể phát triển theo hướng kỹ nghệ dịch vụ tất yếu, nhưng tiếc thay chính những vốn liếng văn hóa lịch sử cần thiết để tạo hướng đi mới lại bị xao lãng hao mòn và mất dần.
 
Phụ lục (theo (6), (7), (17)):
 
Danh sách và địa chỉ các cơ sở thương mại và nhà máy dọc theo kênh rạch từ bến Bạch Đằng vào Chợ Lớn mà người Pháp gọi là Arroyo de Chinois (gồm rạch Bến Nghé, kênh Tàu Hủ, kênh Đôi. “Arroyo” là từ tiếng Tây Ban Nha chỉ kênh rạch có từ khi liên quân Pháp - Tây Ban Nha đánh Saigon năm 1859). Ngày nay tất cả các bến này cùng nhiều cơ sở thương mại, văn hóa và dân cư không còn sau khi Đại Lộ Đông Tây được xây dựng năm 2009.
 
Bến Chương Dương (Quai de Belgique) Bến Trần Văn Kiểu (Quai de Mytho, trước 1975 gọi là bến Lê Quang Liêm) Bến Bình Đông (Quai des Jonques) và các khu vực chung quanh
Société commerciale francaise de l’Indochine

Exportation du riz

15 quai de Belgique

Administrateurs: P. Rauzy, P. Ville

Tia-lang-Heang

Marchand de graines, sucres et divers (thương gia lúa gạo, đường và thập cẩm)

63 quai de Mytho

Pho Hong

Rizerie

75 quai des Jonques

Société Ban Joo Guan

Rizerie, Cholon

Adminsitrateur (Quản lý): Ông Ong-Yu-Joo

Van-Suong-Long

Rizerie

156 quai de Mytho

Rizerie "Ban-teck-Guan et Cie"

(công ty Vạn Đức nguyen)

122 quai des Jonques,

Société Anonyme nouvelle Ban Soon An

17 quai de Belgique

Directeur (Giám đốc): Ông Ong-Yu-Joo

Binh Dong Rizerie

164 Quai de Mytho

Propietaire: Truong hiep Ky


Rizerie Guan-Hong-Seng

277 quai des Jonques


Rizeries d’Extrême-Orient

15 quai de Belgique et

301 quai des Jonques

Administrateurs: P. Rauzy, P. Ville,

Directeur-general (Tổng giám đốc): E. Ville,

Rizerie Phuong-Hung

166 quai de Mytho


Speidel et Cie,

166 quai des Jonques, Cho Lon


Société des rizeries du Pacifique

Usine à Binh Dong

Siège social 74 rue d’Ormay (Mạc Thị Bưởi ngày nay), Saigon

Administrateur (Quản lý): Ông A. Capdeville

Société des riz d'indochine (Denis-freres)

Rizerie

216 Quai de Mytho


Speidel (C.)

“Rizeries de l’Orient”

(sau này nhà máy này thuộc công ty Société des rizeries d’Extrême-Orient)

quai des Jonques


Société des rizeries d’Extrême-Orient

Rizeries Bang-hong-Guan et rizeries Tong-Wo

a Binh Dong

Administrateur: Ông E. Ville

Ban-Guan (Société Anonyme) Rizerie

Tjia-Mah-Yen (Tạ Mã Điền)

221-222 quai de MyTho


Ngy-Cheong-Seng

Rizerie

289 quai des Jonques


Rizeries saigonaise,

Khanh Hoi

Tjah-Mah-yen (Tạ Mã Điền)

Rizerie

231 quai de Mytho

Rizerie d'Extrême-Orient

R.C Saigon No. 84

301 quai des Jonques

Directeur (Giám đốc): J. Joly


Yue-Tai

Marchand du riz (thương gia gạo)

233 quai de Mytho


Rizerie des Jonques Rauzy et Ville

203 quai des Jonques (6)

(Société des rizeries d’Extrême-Orient)

Administrateur (Quản lý): E. Ville


Société Sam-Hing

Riz et paddy en gros (Mua bán sỉ lúa gạo)

243 à 253 quai de Mytho

Thung-Mau Rizerie

Quai de Doublement (Binh Dong)

Proprietaire (chủ nhà máy): Julio-Chang-Ping


Cam Thuan (Maison)

Rizerie

262 quai de Mytho

Proprietaire: Cahu Tru dit Kim-Soon

Ban-Guan Rizerie,

Rue de Cay-mai (ngày nay là đường Nguyễn Trãi)

Propietaire: Tja-Mah-Yan (Tạ Mã Điền)


Ban-soan-an (Vạn Thuận An)

Tang-ho-Seng, 269 quai de Mytho

Du-hung

Soa-a-Pan, 16 quai Yunnam


Huu Man

Rizerie

270 quai de Mytho


Quach Dam (maison) Rizerie

45 Boulevard Gaudot (nay là đuờng Hải Thượng Lãn Ông)

(“Thông Hiệp” làm chủ)


Tchao-Lung

Marchand de paddy (thương gia lúa)

283 quai de Mytho


Kwong-Choon-Thai

Rizerie

Canal de Doublement (Kênh đôi)

Proprietaire: Choon-lie-E


Lee-How-Cheong

Rizerie

289 quai de Mytho

Rizerie Gressier

153 rue de Paris (ngày nay là đường Phùng Hưng)


Kwong-Chung-Hing

Marchand Paddy et Riz (thương gia mua bán lúa gạo)

293 quai de Mytho

Truong Văn Công

Rizerie

6 rue de Binh Tay



Colonial Commercial and Engineering Cie

Enterprise industriel

311 quai de Mytho

Zigo Hsuishing

Proprietaire

2 rue de Mothe (Lê Đại Hành)


Rizerie Ban-Aik-Guan (Vạn Ích Nguyên)

Société anonyme au capital de 157500$

R.C Saigon No. 780

320 quai de ChoQuan

(địa chỉ trước: 1 route de Choquan)

Nam-long-chan

Luu-Luc, 10 quai Xom-cui


Nam Long Rizerie

334 à 361 Quai de Mytho

Proprietaire: Man-Chéong-Yuen (Vạn Xương Nguyên)

Phuoc-du

Ly-Souan, 9 quai Xom-cui

 
Tham khảo
  1. La revue du Pacifique, 1923/07(A2,N7)-1923/12(A2,N12), pp. 501-502
  2. Thomas Engelbert, Chinese Politics in Colonial Saigon (1919–1936): The Case of the Guomindang,
    Chinese Southern Diaspora Studies, Volume 4, 2010.
  3. Geoffrey Gunn, The Great Vietnamese Famine of 1944-45 Revisited, The Asia-Pacific Journal,
  4. Annuaire administratif de l'Indochine. 1937, Impr. d'Extrême-Orient (Hanoï), 1937, pp. 244
  5. Li Tana, The Tomb Inscription of Tjia Mah Yen, a Hokkien Businessman of French Cochinchina, Chinese Southern Diaspora Studies, Volume 4, 2010.
  6. Annuaire général de l'Indo-Chine française ["puis" de l'Indochine], Publisher : Hanoi, 1905, 1906, 1907, 1910 (pp. 583), 1914 (pp. 453-455), 1918.
  7. Annuaire complet (européen et indigène) de toute l'Indochine, commerce, industrie, plantations, mines, adresses particulières... : Indochine, adresses, 1ère année 1933-1934 / éditeurs madame L. Lacroix-Sommé, messieurs R. J. Dickson et A. J. Burtschy, impr. A. Portail (Saigon), 1933.
  8. Recueil des procès-verbaux des séances plénières du Grand Conseil des intérêts économiques et financiers de l'Indochine: session ordinaire de 1938, Grand conseil économique et financier de l'Indochine, Impr. de Le-Van-Tan (Hanoï), 1929-1939, pp. 242-244.
  9. Annuaire de la Cochinchine française 1865, Saigon,1865-1888.
  10. Bulletin bi-mensuel (de la Chambre de commerce de Saïgon), 20 Juin 1881, 25 Janvier 1890, 5 Juillet 1900, 19 Fevrier 1918, 21 Mai 1924, 2 Janvier 1923, 15 Fevrier 1928, 15 Janvier 1933, Saigon
  11. Louis Imbert, La Cochinchine au seuil du XXe siècle, Impr. de J. Durand (Bordeaux), 1900.
  12. Pierre Passerat de la Chapelle, L’industrie du decorticage du riz en basse-cochinchine, Bulletin de la Société des études indochinoises de Saigon, Imprimerie L. Ménard, 1901, pp. 49-85.
  13. Guillaume Capus, Le riz d’indochine, Annales de Geographie, 1918, Vol. 27, No. 145, pp.25-42.
  14. Annuaire complet (européen et indigène) de toute l'Indochine, commerce, industrie, plantations, mines, adresses particulières: Indochine, adresses, 1ère année 1933-1934 / éditeurs madame L. Lacroix-Sommé, messieurs R. J. Dickson et A. J. Burtschy, impr. A. Portail (Saigon), 1933
  15. Le Khuong Ninh, Investment of Rice Mills in Vietnam, The Role of Financial Market Imperfections and Uncertainty, http://www.economicswebinstitute.org/essays/investviet.pdf
  16. Albert Naud, L'exportation des grands produits agricoles indochinois, Annales de Géographie, 1930, Volume 39, Numéro 217, pp. 50-60.
  17. Annuaire général de l'Indo-Chine française, 1901, 1923.
  18. Sơn Nam, Lịch sử khẩn hoang miền Nam, Nxb Trẻ 1997.
  19. Vương Hồng Sển, Saigon năm xưa, Nxb Tp Hồ Chí Minh, 1991.
  20. The Straits Times, 23 December 1903,
  21. Li Tana, 尋找法屬越南南方的華人米商 (Tầm trào Pháp thuộc Việt Nam nam phương đích Hoa nhân mễ thương), Chinese Southern Diaspora Studies, Vol. 4, 2010,
  22. Julia Martinez, Chinese rice trade and shipping from the North Vietnamese port of Hai Phong, Chinese Southern Diaspora Studies, Vol. 1, 2007, http://csds.anu.edu.au/volume_1_2007/Martinez.pdf
  23. Rajeswary Ampalavanar Brown, Bank archives and research on Chinese business communities in Indo-China, South China Research Resource Station Newsletter, 15/7/2001,
  24. The Strats Times, 3 September 1915, ‘Sagon Rice Mills Sold”, trang 6,
  25. Claudine Salmon, Tạ Trọng Hiệp, De Batavia à Saigon: notes de voyage d’un marchand chinois (1890),
    Archipel, 1994, Vol. 47, pp. 155-191
  26. The Straits Times, 22 May 1931,
  27. Nguyễn Đức Hiệp, Singapore-Saigon-Hong Kong: Quan hệ thương mại người Hoa từ thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20,
    http://www.diendan.org/phe-binh-nghien-cuu/singapore-saigon-hong-kong/
  28. Rapports au Conseil de gouvernement, session ordinaire 1927, 1928, 1929 / Gouvernement général de l'Indo-Chine, Impr. d'Extrême-Orient (Hanoï), 1927, 1928, 1929
  29. Sơn Nam, Phong trào Duy Tân ở Bắc Trung Nam, Miền Nam đầu thế kỷ 20 – Thiên Địa Hội và Cuộc Minh Tân, Nxb Trẻ 2003
Nguyễn Đức Hiệp
 
Đã đăng trên Diễn Đàn http://vietsciences.free.frhttp://vietsciences.org
 

Tìm các bài BIÊN KHẢO khác theo vần ABC . . .

Tống Phước Hiệp

Địa chỉ E-Mail để liên lạc với chúng tôi: trangnhatongphuochiep.com@gmail.com