User Rating: 5 / 5

Star ActiveStar ActiveStar ActiveStar ActiveStar Active
 
bantruyenkieuco
Ba bản Kiều cổ của thư viện KHTH - Ảnh: L.Điền
 
"Cuộc Chiến Ai Thắng Ai?"* Cú Lừa Đảo Văn Chương Xuyên Thế Kỷ!
 
Đầu thế kỷ thứ 20, Kiều Oánh Mậu là người Việt đầu tiên đã dùng bản văn Kim Vân Kiều truyện (20 hồi), nay xin gọi tên chính thức là bản văn A953 do Đào Nguyên Phổ trao cho để giải thích các câu Kiều khó hiểu của Nguyễn Du [1]. Thơ Kiều khó hiểu do vì ngôn ngữ Việt có kết cấu động từ, danh từ và chủ từ tương đối bị “mờ”. Abel des Michels vào năm 1884 khi chú giải Truyện Kiều từ chữ Nôm ra chữ quốc ngữ alphabet đã phải chấm câu lại theo ngữ pháp phương Tây, [2]
 
Làng Văn chương Việt đã nổi sóng. Tại sao có việc kỳ lạ này?. Truyện Kiều và bản văn A953 quá giống nhau về kết cấu câu chuyện xung quanh cuộc đời cô Kiều với 48 nhân vật vây quanh nàng. Trong trường hợp này, chắc chắn phải có một bản văn trước tác và một bản văn sao chép.
 
Từ "Tâm thức người nô lệ" với cái não trạng luôn bị "Bóng Đè", các “nhà nho’ người Việt sinh hoạt trong văn giới đã đổ mứa cho Nguyễn Du là người sao chép như chúng ta đã biết từ 100 năm nay. Thương thay cho quan “Cần Chánh Điện Học Sĩ kiêm Lễ Bộ Hữu Tham Tri” nhà Nguyễn!.
 
Để giải quyết vấn đề tưởng chừng như nan giải này, bước đầu buộc người Việt chúng ta phải đi tìm một bản văn A953 có độ tin cậy cao nhất để là tang chứng, vật chứng trong vụ án kéo dài hai thế kỷ thứ này.
 
Một bản văn Kim Vân Kiều truyện (20 hồi) viết bằng chữ Hán, giọng văn bạch thoại kia có cùng một nội dung với A953, bản văn nay còn lưu tại ba nơi. Một là Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp, hai là tại thư viện London và ba là tại thư viện đại học Yale Hoa kỳ. Riêng bản văn tại đại học Yale Hoa kỳ là do ông cựu TGĐ Viện Viễn Đông Bác Cổ HaNoi [1947-1957] là Maurice Durand tặng. Bạn ta nay có thể load bản văn pdf về dễ dàng [3]. Tất cả đều được sao chép tay rất sạch sẽ, chữ rất đẹp, điều này chỉ dấu rằng chúng có cùng một nguồn phát xuất, khác nhau chỉ là nơi lưu trữ, nơi có gìn giữ cần thận với chế độ nghiêm ngặt hay không.
 
Năm 1971 tại miền Nam Việt Nam, Tô Nam Nguyễn Đình Diệm- [TN-NĐD], một cựu viên chức Viện Viễn Đông Bác Cổ Hà Nội, đã tìm cách sao chép được một bản văn như thế từ thư viên London. Vấn đề xem như đã giải quyết được một bước. Sau đó, Kim Vân Kiều-Thanh Tâm Tài Tử- do Nha Văn Hóa, Phủ Quốc Vụ Khanh Sài Gòn xuất bản gồm 2 tập do [TN-NĐD] dịch. Cuối mỗi tập đều có in lại phần chữ Hán nguyên thủy để làm bằng. [*]
 
Với quyết tâm xóa sổ tên gọi Kiệt tác Trường thi bi kịch Đoạn Trường Tân Thanh của Nguyễn Du của người Việt, người Tàu nhất loạt dùng tên mới là Kim Vân Kiều truyện [Nguyễn] và Nguyên tác [ám chỉ Kim Vân Kiều truyện, “Thanh Tâm Tài Nhân" do họ viết lại, từ sau các năm 1960]
 
I- Cùng vào cuộc
 
Bản văn A953 có lời bình của Kim Thánh Thán trước mỗi hồi,
 
Trước khi vào hồi thứ nhất, tác giả “Thanh Tâm Tài Nhân?“, đã giới thiệu bằng hai câu
 
Hồi 1:
 
Vô tình hữu tình lộ điếu Đạm Tiên;
Hữu duyên vô duyên không ngộ Kim Trọng
 
[TN-NĐD] dịch quốc âm
 
“Vô tình hay hữu tình? bên đường viếng mả Đạm Tiên
Hữu duyên hay vô duyên? bỗng dưng gặp chàng KimTrọng
 
có bài bình của Kim Thánh Thán như sau: “Chữ tình là một cái vạch chạy dọc cả một thiên. Chữ khổ là một vạch chạy ngang cả một thiên.
 
Nhưng tình ắt phai đợi có cảnh thì mới sinh. Khổ ắt phải đợi cơ hội ngộ thì mới nảy. Vậy nên khi mở cuốn truyện, người ta không thể chỉ nhìn qua một lượt mà thấy rõ được.
 
Huống chi cuốn truyện này, tác giả lại kéo ngay vai trò Lưu Đạm Tiên ra giới thiệu một cách đột ngột, không có đầu mối, khác gì trong bức họa lờ mờ đã chấm phá được tám chín phần về cái cảnh Tình và Khổ của trọn đời Thúy Kiều. Quả là tay không mà thêu dệt nên vậy.
 
Thần diệu nhất là: cùng mặt chữ tình mà tế nhận ra, thì trong đó rất có phân biệt.
 
Tỉ như Kim Trọng lúc từ phương xa lần tới, quả là mối tình gấp rút, vì quá gấp rút, nên khi vừa tới mộ địa, đã lập tức xin ra mắt, ra mắt rồi lập tức tương tư, vừa mời tương tư thì đã lập tức phát thệ, bởi vì muốn kết hôn là mối tình gấp rút, tả mối tình gấp rút thần diệu ở chỗ tả lộ ra bên ngoài.
 
Còn như Thúy Vân thì tác giả chỉ điểm một nét lờ mờ. Vì nó thuộc về mối tình xa, bởi nó xa nên khi gặp hai Kiều thì trông đó chỉ thấp thoáng hình ảnh Thúy Vân. Lần thử hai mối tình của Vân lại thấp thoáng trong lúc chị em trò chuyện. Lần thứ ba lại hiện ở chỗ đôi má đỏ hừng, rồi chạy vào giường đi ngủ. Như vậy là tả một cách rất kín đáo. Trái lại, Thúy Kiều thì thuộc về hạng tình chung. Mối tình có gốc có cành có đủ hoa lá, lúc thì rực rỡ, lúc thì rầu rầu, lúc thì hương thơm ngào ngạt, lộ liễu đấy mà vẫn kín đáo!. Kín đáo đấy mà vẫn lộ liễu. Những nét bút có ý nghĩa nông sâu như vậy, hỏi ai đã nhìn rõ được? Nhìn rõ được nét đó họa chăng có ta trong lúc chén say rồi đọc đi đọc lại, bất giác nhìn hoa cả cười mà gọi ngay nó là cuốn “Tài tử chi thư” (cuốn sách tài tử) và có bài từ đề cho thêm phần giá trị.
 
Phiên
 
Bạc mệnh tự đào hoa,
Bi lai nê dữ sa.
Túng mĩ bất kham tích,
Tuy hương hà túc khoa.
Đông linh tẩy lạc tri thị thúy gia?
Tưởng đáo thương tinh mi lãn họa,
Chỉ lạc sổ phiên trù trưởng kỷ độ tư ta.
Ha, ha bất sách oán tha.
Tùng lai quốc sắc chiêu nhận đố,
Nhất thỉnh thiên công đoạn tống da.
 
Dịch quốc âm
 
Mệnh bạc giống đào hoa,
Thương thay bùn lẫn sa,
Sắc không đủ tiếc vậy,
Hương chở vội khoe mà,
Đông Tây trôi giạt,
Biết về đâu a?
Nghĩ tân động lòng mi biếng kẻ,
Từng chịu bao phen thổn hức, mấy độ xuýt xoa,
Chà chà, oán hận chi a?
Quốc sắc xưa nay mua đố kỵ,
Hãy theo xếp đặt của trời già,
 
Khúc Nguyệt Nhi Cao trên đây nỗi riêng về giai nhân bạc mệnh, hồng phấn lỡ thời. Sắc đẹp đấy mà chẳng có cái vinh hạnh ở chốn nhà vàng, lại gặp những bước khổ não trong cảnh vùi dập!
 
Thử coi từ trước trước tới nay, những hạng giai nhân tuỵệt thế, được bao nhiêu kẻ chẳng bị dập vùi? Chiêu Quân đẹp nhất 300 cung nữ, không sao tránh khỏi gió bụi đất Hồ, Quý Phi được vua sủng ái như vậy, cũng không thoát được cái chết thê thảm ở Mã Côi; Phi Yến, Hợp Đức ai đặng hoàn toàn? Tây Tử, Điêu Thuyền, cũng chỉ làm trò cười cho thiên hạ.
 
Coi đó ta thấy tạo vật ghét sự hoàn toàn, hễ cho ai đủ cái này thì lại bớt đi cái khác. Sinh ra một đóa hồng nhan, bắt chịu mười phần dập gãy, phó cho một mảnh tài tình, bèn tặng ngay cho mười phần nghiệp chướng, quả thực không sai vậy.
 
Tức như nàng Tiểu Thanh ở Dương Châu, kể về tài, tình, sắc, tính thì không điểm nào không đứng vào bực nhất, thể mà lại ghép ngay cho một anh chồng ngây ngô, khác gì đã bị bẻ gãy, lại gặp thêm một tay đố phụ áp bức nàng phải chết một cách khổ cực há chẳng đáng thương.
 
Nhưng biết đâu, chính vì cái đau thương đó đã làm cho các văn nhân mặc khách phải xúc động, than thở rồi sinh ra thương tiếc, vì thương tiếc nên mới thay thể để thu thập lại những tàn biên truyền đến bất hủ.
 
Ví bằng Tiểu Thanh cũng chỉ là một gái tầm thường như nữ bình chương, được nhởn nhơ trong hàng tiểu tỉnh cũng đã mãn nguyện, rồi đem cơn mây sầu oán đồi thành cái thủ tuyết nguyệt phong hoa, thì sao lại được lưu truyền bất hủ. Ắt phải mai một tức thì.
 
Nói tóm lại: Ngọc hễ không mài thì không thấy chất rắn. Cây gỗ đàn không đốt thì không thấy hương thơm. Nhưng chẳng riêng gì một Tiểu Thanh, phàm hạng con gái trong thiên hạ, hễ đã tài mạo song toàn mà sinh chẳng gặp thời, thì đều giống như Tiểu Thanh hết thảy, và cũng được lưu truyền bất hủ như Tiểu Thanh vậy.
 
Vậy nay xin nóỉ đến một người con gái, về phần tài mạo cũng chẳng kém gì Tiểu Thanh, thế mà cảnh ngộ lại còn éo le hơn nữa. Thiết tưởng người đó thực dù so sánh sự tốt đẹp với Tiểu Thanh và cùng với Tiểu Thanh cùng lưu danh thiên cổ vậy." [3*]
 
II - Cây Kim Trong Bọc , “Gót Chân Achille”
 
Xưa nay mọi sự gian dối đều bị lộ và bản văn A953 cũng không thoát
 
Khi làm Luận Văn Tiến Sĩ Văn Chương tại Đại Học Havard (Hoa Kỳ), Charles Benoit (Lê Vân Nam là tên do ông Mỹ tự chọn) đã viết lời nhận định. Rằng có Kim Thánh Thán 100 % có thật sự viết bản văn này không? [4]
 
Ông viết:
 
Do những lời bình chú này giới thiệu chủ đề gắn kết tuyến truyện của bộ tiểu thuyết với nhau- chủ đề hồng nhan bạc mệnh-nên chúng tạo thành một bộ phận cấu thành của tự sự. Rõ ràng chúng không được viết như là những bình luận cho một văn bản đã được hoàn tất. Ngoài ra, lời bình còn trộn lẫn vào câu chuyện một cách hợp thức, tự nhiên đến độ khó nhận ra được đâu là chỗ phần này kết thúc, và đâu là chỗ phần kia khởi đầu. Những quan sát này cho phép chỉ có một kết luận duy nhất - rằng người bình luận tiểu thuyết và tác giả [“Thanh Tâm Tài Nhân"] của nó là một - điều được xác minh thêm bởi việc người bình dùng đại từ ngôi thứ nhất. “Rất có thể chính sự tương ứng bề mặt nêu trên giữa Kim Vân Kiều truyện và hai tác phẩm tạo nên danh tiếng của Kim Thánh Thán đã thúc đẩy Thanh Tâm Tài Nhân thêm vào cuốn tiểu thuyết không tiếng tăm của mình tên tuổi của người bình luận văn học thông tục nổi tiếng nhất của thời này. Vào cuối thế kỷ XVII, các bản Thủy Hử và Tây Sương của Kim đã làm lu mờ tất cả các bản được lưu truyền trước đó và việc gắn tên tuổi ông cho nhiều tác phẩm trở thành một thực tế thường thấy; Ngoài Kim Vân Kiều truyện, Kim Thánh Thán còn bị gán cho những lời bình hoặc lời tựa của ít nhất năm tiểu thuyết khác, một tập truyện và một vở hý khúc.” [5] .Trước đó Charles Benoit đã viết “Kim Thánh Thán được mượn danh này đã có một nhân sinh quan rất khác với Kim Thánh Thán đã từng viết lời bình cho truyện Thủy Hử tại lời bình về nhân vật [徐海] Xú hǎi; cho hồi 18 và 19.
 
Kết luận sơ khởi
 
Lời buộc tội của Charles Benoit không là đòn sát thủ, do vì chỉ là “lý luận“. Người Tàu có thể che chắn bằng câu “Văn chương tự cổ vô bằng cớ“, thế nên cho dù là bản luận văn tiến sĩ Văn chương đã được đệ trình tại Đại Học Havard (Hoa Kỳ) danh giá vào năm 1981 không làm cho Tàu im tiếng. Họ bèn tìm cách lách. [6]
 
Vậy là một cú đấm tuy không đủ trong lượng khiến cho địch thủ đầu hàng, nhưng là bước đầu tiên “tương đối“ do bởi trước đó đã có các lời phát biểu nghi ngờ rồi.
 
Nhất định không buông tha, chúng tôi đã tìm ra một bằng chứng cụ thể như sau
 
Trong lời bình của Kim Thánh Thán, bản văn Nguyệt Nhi Cao" là một bản văn do một người Việt Nam nổi tiếng viết vào năm 1828 . Đó là ông Phong Tuyết chủ nhân Thập Thanh Thị. Vậy là không thể nào có một Kim Thánh Thán người sống vào đời thời Minh Thanh, nay lại qua xứ ta để “chôm” bản văn này về Tàu rồi lặng lẽ đưa vào bài viết của mình.
 
II-1- Phong Tuyết chủ nhân Thập Thanh Thị là ai?
 
Như chúng ta đã biết, do hiện tượng Dư Chấn, ngay khi Kiệt tác Trường thi bi kịch Đoạn Trường Tân Thanh được công khai ra mắt quần chúng thì nhiều hiện tượng ăn theo Kiệt tác này đã nở rộ trên đất nước chúng ta. Trong số đó có người ăn theo,Có một thi nhân Việt tên là Thập Xuân thị, hiệu là Phong Tuyết chủ nhân Thập Thanh Thị. Ông là tác giả tâp sách “Vịnh Thúy Kiều thi tập tịnh quốc âm thi văn”. Trên bìa sách này ghi Thập Xuân thị soạn. Ông đã viết tựa vào năm Mậu Tí niên hiệu Minh Mệnh (1828).
 
Bên cạnh hiện tượng Dư Chấn vẫn có hiện tượng “Người Dân Muốn Biết”. Các “nhà nho” vốn là những người học chữ Tàu để thi cử. Dạo ấy nước ta vẫn còn dùng Chữ Hán. Truyện Kiều ngoài hai câu câu Kiều số (K.7&8) 7-Cảo thơm lần giở trước đèn,-Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh và còn có điển tích Tàu, địa danh Tàu, cảnh sắc Tàu dày đặc… nên hiện tượng "Bóng Đè" càng có cơ hội “góp tiếng“. Các “nhà nho” cho rằng đã có các tiền lệ trong làng Văn chương Việt Nam. Nhiều thi phẩm chữ Nôm xuất hiện vào cuối thế kỷ thứ 18 và đầu thế kỷ thứ 19 đều vay mượn từ các câu chuyện đặc sắc của Tàu như: Nhi Độ Mai, Hoa Tiên, Phan Trần để viết thành thơ Nôm.
 
Đoạn Trường Tân Thanh không thoát khỏi mối ngờ vực này. Thế nhưng mọi nổ lực của cánh “Nhà nho“ đều bất lực trong việc trưng ra một bằng chứng cụ thể. Họ đã quên Nguyễn Du là quan “Cần Chánh Điện Học Sĩ kiêm Lễ Bộ Hữu Tham Tri” của nhà Nguyễn. Và ông là một vì sao lạ, một gien đột biến trong bầu trời Văn học Việt!. Có khi quốc gia ta phải cần vài trăm năm mói có được một người!.
 
II-2 Phong Tuyết chủ nhân Thập Thanh Thị đã viết gì viết vào năm 1828?.
 
Đó là bản văn mắng mỏ các “cái mồm thối” phát ngôn bừa bãi trong quần chúng ít học, nghi ngờ sự trước tác của thi hào Nguyễn Du.
 
Ông viết: “Có người hỏi ta rằng: Thúy Kiều có người thực không? Ta đáp lại rằng: Không biết. Người ta lại hỏi rằng: Thế thì làm sao mà lại có truyện Thúy Kiều? Ta đáp lại rằng: Từ lúc mờ mịt chưa có gì, đến lúc có thái cực, có lưỡng nghi, có tứ tượng, rồi tự nhiên biến hóa không ai dò được manh mối tự đâu. Trong khoảng ấy có rét, có nắng, có âm, có dương, lúc sinh ra, lúc mòn đi, lúc đầy lên, lúc vơi xuống, không thể nào cứ giữ mãi được mực thường. Đã không giữ được mực thường, thì tất có cuộc biến. Vì thế hoặc năm sáu trăm năm, hoặc ba bốn trăm năm, hoặc năm sáu mươi năm, cũng phải có một lần biến. Cái biến ấy đã khác với cái thường, thì phàm ai gặp phải thời ấy, bước vào cái cảnh ấy, ngổn ngang những biến cố ở trước mắt, chồng chất những khối lỗi ở trong lòng, mới phải mượn đến bút mực để chép ra, như những truyện anh hùng, truyện phong tình, truyện trung thần, liệt nữ, truyện đạo sĩ, ni cô, chẳng qua là mượn ngòi bút, tờ giấy để chép những cái cảnh ngộ lịch duyệt của bản thân mà thôi. Truyện Thúy Kiều có lẽ cũng là một thứ sách như thế cả.
 
Kiều ngẫu nhiên mà sinh ra, mà có sắc đẹp, mà lại đa tình, cho đến khi đi Thanh Minh, khi gặp Kim Trọng, khi bán mình chuộc cha, đều là ngẫu nhiên cả; cả đến lúc bị hãm ở thanh lâu, lúc đối chất ở phủ đường, lúc đã đâm đầu xuống Tiền Đường, lúc lại đoàn viên với Kim Trọng, cũng đều là ngẫu nhiên cả. Đem bút mực tả lên trên tờ giấy nào những câu vừa lâm ly, vừa ủy mị, vừa đốn tỏa, vừa giải thư, vẽ hệt ra một người tài mệnh trong mười mấy năm trời, cũng là vì cái cảnh lịch duyệt của người ấy có lâm ly, ủy mị, đốn tỏa, giải thư, thì mới có cái văn tả hệt ra như thế vậy. Thế thì Thúy Kiều không cần phải có người thực mới có truyện, song cũng phải có người như thế mới có truyện vậy. “ (bản dịch của Bùi Kỷ-Trần Trọng Kim).[8]
 
II-3 Tại sao lại có bản văn này?
 
Phong Tuyết chủ nhân Thập Thanh Thị đã dùng bản văn này để trấn áp các “cái mồm thối” từ các các “Anh Mít Nhà Mình”. Bọn họ cho rằng “Nguyễn Du đã thành thật khai báo “Phong Tình Cổ Lục, Cảo thơm“. Đó chính là các bản văn nguồn phải xuất phát từ Tàu” thế nên mớ có câu chuyện về nàng Thúy Kiều y như những gì đã xuất hiện trong tập thơ Đoạn Trường Tân Thanh của ông vậy.
 
III- Kết luận cuối cùng
 
Một khi Kim Thánh Thán không có thật, thì bản văn này phải xuất hiện tại Nam Việt Nam và tác giả được cho là TTTN “?” đã sao chép “dằng dặc“ từ các văn bản của người Việt [điều này chúng tôi đang tiếp tục cho lên trang Website này trong những ngày tới. Do nay đã hoàn tất công trình mà mình theo đuổi từ 20 năm nay. Vậy là câu hỏi: ”Kim Thánh Thán có thật sự tham gia viết lời bình cho bản văn Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân hay không?
 
Nay đã có câu trả lời dứt khoát. Không có. Hoàn toàn không!.
 
Vậy là người Việt chúng ta đã bị lừa đảo!
 
Từ thời lập quốc đến bây giờ đã 2000 năm có, người Việt ngây thơ đã bị bọn người Hán phương Bắc lừa đảo không biết bao lần. Lần này liệu có thoát?. Sao lại không!. Chúng tôi quả quyết với tất cả trái tim nồng ấm của mình vì cộng đồng Việt trên khắp năm Châu. Thề truy sát đến tận kẻ tóc chân tơ.
 
Vậy thì ai viết?. Tên gì?. Tại sao vị này có được uy lực và cơ hội đã tiếp cận với kho sách vở nước Nam?. Xin đợi hồi sau phân giải. (laiquangnam nhại A953, hí! hí!)
 
Thân ái Người viết báo cáo: laiquangnam
 
&&&&&&&
 
IV -Chú thích và nguồn sách tham khảo
 
* "Cuộc chiến Ai thắng Ai?" là chuỗi tiêu đề cho Đề Tài “Nguồn gốc Truyện Kiều” xuất hiện vào đầu năm 2020 với trang Facebook mang tên "Tình Tự Dân Tộc" do laiquangnam chủ xị.
 
*Kim Vân Kiều- Thanh Tâm Tài Tử-Do Nha Văn Hóa, Phủ Quốc Vụ Khanh Sài Gòn xuất bản 1971 gồm 2 tập do Tô Nam Nguyễn Đình Diệm [TN-NĐD] dịch. Riêng bản văn Kim Thánh Thán viết lời bình tại hồi thứ nhất, nằm ở trang 18-21 ,q1
&&
1- Đào Nguyên Phổ, Kiều Học Tinh Hoa,Trung tâm Nghiên Cứu Quốc Học chủ biên, nxb Văn học 2015, Tập 1, trang 35
 
2-Abel des Michels, Kim Vân Kiều tân truyện, bản tiếng Pháp, do Abel des Michels dịch, Ernest Leroux xuất bản tại Paris năm 1884.
 
 
* 4- Charles Benoit (Lê Vân Nam), Diễn Tiến Câu Chuyện Vương Thúy Kiều, nxb Thế Giới, nhóm dịch giả Nguyễn Nam, Trần Hải Yến, Nguyễn Đào Nguyên, Mai Thu Huyền. Đây là Luận Văn Tiến Sĩ Văn Chương của ông, trình tại Đại Học Havard (Hoa Kỳ) năm 1981.
 
5- sđd (4) 
 
6- Tàu vội đã thay ngựa giữa dòng. Thay Kim Thánh Thán bằng Thiên Hoa Tàng Chủ Nhân. Đó là các bản văn mà Tàu gọi là bản văn Đại Liên do Đổng Văn Thành quảng bá và lập tức nhóm phó giáo sư tiến sĩ người Việt hưởng ứng. Họ là “bộ ba” là Nguyễn Đình Chú, Nguyễn Hữu Sơn và Nguyễn Đăng Na.
 
7- Trần Ích Nguyên Nghiên cứu câu chuyện Vương Thuý Kiều- NXB Lao Động 2004, Phạm Tú Châu dịch
 
Bản văn “Vịnh Thúy Kiều thi tập tịnh quốc âm thi văn” gồm có các bài chính liên quan đến Đoạn Trường Tân Thanh như sau:
 
Đề Thanh minh du xuân tảo mộ,
 
Đạm Tiên xướng thi thập thủ,
 
Thúy Kiều phục họa vận thập thủ,
 
Thúy Kiều thư dụy Sở Khanh,
 
Sở Khanh phục thư dĩ thị,
 
Hổ Tôn Hiến dụ Từ Hải đầu hàng từ,
 
Vịnh Thúy Kiều thập nhị thủ, v.v...[12 Bài]
 
và một số bài thơ nôm khác nữa
 
"nay đọc truyện của Nguyễn Du, ông vịnh một bài thơ cổ phong để nói về câu chuyện liên quan đến Người trưởng nữ Lạc Việt. Đó là một bài từ theo điệu "Nguyệt Nhi Cao" bắt đầu bằng câu "Bạc mệnh tự đào hoa" mà tại hồi thứ nhất Kim Thánh Thán “xào xạo“ đã chôm như chúng ta đã đọc và đã biết ở phần trên.
 
Nguyệt Nhi Cao
 
"Bạc mệnh tự đào hoa,
Bi lai nê dữ sa.
Túng mĩ bất kham tích,
Tuy hương hà túc khoa.
Đông linh tẩy lạc tri thị thúy gia?
Tưởng đáo thương tinh mi lãn họa,
Chỉ lạc sổ phiên trù trưởng kỷ độ tư ta.
Ha, ha bất sách oán tha.
Tùng lai quốc sắc chiêu nhận đố,
Nhất thỉnh thiên công đoạn tống da.
 
tác giả Phong Tuyết chủ nhân Thập Thanh Thị,1828
 
8- sđd (1), Kiều Học Tinh Hoa, trang 21
 

Tìm các bài BIÊN KHẢO khác theo vần ABC . . .

Tống Phước Hiệp

Địa chỉ E-Mail để liên lạc với chúng tôi: trangnhatongphuochiep.com@gmail.com