Từ ngàn xưa, người Việt luôn luôn coi trọng người Thầy. Không thầy đố mày làm nên là câu mà bậc cha mẹ lúc nào cũng dạy con cái trong nhà. Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy cũng nói lên lòng trọng ân tuyệt đối của người xưa đối với các vị Thầy. Đây là một nét đẹp đã tồn tại hàng ngàn năm trong đời sống văn hóa của người Việt Nam. Bài viết này cố gắng nêu bật nguồn gốc, tính chất và cách thể hiện của nét đẹp văn hóa này.
Nguồn Gốc
Chịu ảnh hưởng Nho Giáo một cách sâu đậm trong hàng ngàn năm, và luôn luôn coi Đức Khổng Tử là Vạn Thế Sư Biểu, người Việt Nam đã tạo ra và lưu truyền từ đời ông cha sang đời con cháu một cái nhìn rất đặc biệt về người Thầy. Trước hết, về mặt tôn kính của người dân trong xã hội, Thầy chiếm một địa vị rất cao, trên cả người cha, chỉ dưới vua thôi: Quân Sư Phụ. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên vì Thầy là biểu tượng cao quý nhứt của giai cấp Sĩ Phu vốn đứng đầu trong hệ thống thứ bậc của xã hội nông nghiệp Việt Nam: Sĩ Nông Công Thương. Sĩ Phu luôn luôn được trọng vọng trong xã hội vì rất nhiều lý do: 1) trước hết vì họ là những người “biết chữ thánh hiền” là một điều không phải ai cũng có được; 2) kế đến là vì họ là những người luôn luôn để tâm đến việc giáo huấn, giúp đở cải tạo xả hội bằng cách “phù thế giáo một vài câu thanh nghị” như danh sĩ Nguyễn Công Trứ đã nói ra trong bài thơ “Kẻ Sĩ”; 3) trong rất nhiều trường hợp, Sĩ Phu đều chọn con đường phục vụ đồng bào “tiến vi quan, thoái vi sư” ; và 4) quan trọng nhứt, Sĩ Phu luôn luôn đi đầu, lãnh đạo dân chúng trong các công cuộc tranh đấu chống ngoại xâm hay lật đổ bạo quyền. Người Thầy, tức là một bậc Sĩ Phu “thoái vi sư” không những là người chịu trách nhiệm trao truyền tri thức cho môn sinh mà còn phải là “người biết thương mến, lo lắng cho học trò mình, biết cách dạy dỗ, hướng dẫn cho học trò mình phát triển, tiến bộ, trở thành người tốt ở trên đời.”[1] Người Thầy, do đó, là người có một phần đóng góp rất quan trọng làm cho xã hội tốt đẹp, làm cho đất nước hưng thịnh, như trong câu nói “Lương Sư Hưng Quốc” 良 師 興 國 Đạo lý này, từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây, luôn luôn là một Chân Lý, nhưng rõ ràng phải có tiền đề Lương Sư thì mới đạt được kết đề là Hưng Quốc. Người Thầy phải là một Lương Sư nghĩa là phải là một “vị thầy hiền lành, tốt bụng, có phẩm chất đạo đức, có tài trí – lại còn hay, khéo, giỏi trong nghề nghiệp chuyên môn của mình nữa.”[2] Nói cách khác, người Thầy phải có đủ tư cách về tài năng và đạo đức để cho mọi người, từ môn sinh cho đến cha mẹ môn sinh và cả xã hội phải tôn kính. Một người Thầy như thế sẽ có đủ khả năng để đào tạo những bậc Hiền Tài cho đất nước. Từ thời nhà Lê, thế kỷ thứ 15, đại thần Thân Nhân Trung (1419-1499) đã từng nói: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn.”[3] Như vậy rõ ràng Hiền Tài chính là nhân tố không thể thiếu được để tạo nên sự hưng thịnh của quốc gia, mà người Thầy (Lương Sư) chính là nguồn gốc tạo ra các bậc Hiền Tài đó. Sự tôn quý mà người dân dành cho người Thầy trong xã hội Việt trong hàng ngàn năm qua chính là đặt trên cơ sở vững chắc này.
Tính Chất
Tinh thần Tôn Sư thật ra không phải chỉ mang ý nghĩa tôn kính Thầy mà thôi. “Nó bao gồm sự kính trọng, lòng biết ơn và lòng thương mến của người học trò đối với thầy.”[4]
Học trò kính trọng Thầy vì, như trên đã nói, Thầy là hiện thân của kiến thức và của đạo đức. Thầy là gương mẫu để học trò noi theo để có thể trở thành người tốt và hữu ích cho xã hội, đất nước. Lòng tôn kính Thầy như cha được xem như là một mẫu mực cho người biết lễ nghĩa vì nếu cha mẹ ban cho mình thân xác tức là phần vật chất thì Thầy chính là người ban cho mình tri thức, tâm hồn tức là phần tinh thần. Lòng tôn kính này đối với Thầy sẽ theo người môn sinh trong suốt cuộc đời, từ lúc còn nhỏ tuổi theo học với Thầy, cũng như khi đã trưởng thành, và ngay cả khi đã đỗ đạt, có sự nghiệp hiển hách với quyền cao chức trọng. Câu chuyện sau đây là một minh chứng hùng hồn cho lòng tôn kính Thầy một cách tuyệt đối: “Ngưỡng vọng một thầy giáo [cụ Vũ Tông Phan, 1800-1851, người thành Thăng Long] có công đào tạo nhiều nhân tài, vua Tự Đức đã sai người ra Thăng Long vời thầy vào kinh đô để ban khen. Ngày hôm ấy, yến tiệc đã bày, bá quan văn võ đã đến đông đủ. Khi thầy đã yên vị thì quan thượng thư Nguyễn Tư Giản, Nguyễn Trọng Hợp vẫn kính cẩn đứng yên. Vì thế các vị quan khác không một ai dám ngồi cả, khi mà hai vị đại thần vẫn còn đứng hầu thầy. Thấy thế, thầy quay lại ôn tồn nói: “Ta cho phép hai anh vào dự tiệc”. Bấy giờ các quan mới dám lục tục ngồi vào bàn.”[5]
Ngoài việc tôn kính Thầy, người học trò cũng luôn luôn biết ơn Thầy. Ông bà ta ngày xưa vẫn có câu nói mộc mạc này: “Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy” mô tả được ba cái ơn lớn trong đời con người. Cha mẹ cho ta cơm ăn áo mặc, nuôi nấng ta, cho ta có được thân xác khỏe mạnh. Thầy ban cho ta “chữ thánh hiền,” giúp ta thành người có học thức, biết suy nghĩ, hiểu lẽ phải trái, biết lễ nghĩa, làm được một ngườ tốt và có ích cho gia đình, xã hội, đất nước. Công ơn trời biển này của Thầy là điều mà người có học phải ghi sâu trong tâm tưởng của mình trọn đời không được quên:
Con ơi ghi nhớ lời này
Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên
Nguồn Gốc
Chịu ảnh hưởng Nho Giáo một cách sâu đậm trong hàng ngàn năm, và luôn luôn coi Đức Khổng Tử là Vạn Thế Sư Biểu, người Việt Nam đã tạo ra và lưu truyền từ đời ông cha sang đời con cháu một cái nhìn rất đặc biệt về người Thầy. Trước hết, về mặt tôn kính của người dân trong xã hội, Thầy chiếm một địa vị rất cao, trên cả người cha, chỉ dưới vua thôi: Quân Sư Phụ. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên vì Thầy là biểu tượng cao quý nhứt của giai cấp Sĩ Phu vốn đứng đầu trong hệ thống thứ bậc của xã hội nông nghiệp Việt Nam: Sĩ Nông Công Thương. Sĩ Phu luôn luôn được trọng vọng trong xã hội vì rất nhiều lý do: 1) trước hết vì họ là những người “biết chữ thánh hiền” là một điều không phải ai cũng có được; 2) kế đến là vì họ là những người luôn luôn để tâm đến việc giáo huấn, giúp đở cải tạo xả hội bằng cách “phù thế giáo một vài câu thanh nghị” như danh sĩ Nguyễn Công Trứ đã nói ra trong bài thơ “Kẻ Sĩ”; 3) trong rất nhiều trường hợp, Sĩ Phu đều chọn con đường phục vụ đồng bào “tiến vi quan, thoái vi sư” ; và 4) quan trọng nhứt, Sĩ Phu luôn luôn đi đầu, lãnh đạo dân chúng trong các công cuộc tranh đấu chống ngoại xâm hay lật đổ bạo quyền. Người Thầy, tức là một bậc Sĩ Phu “thoái vi sư” không những là người chịu trách nhiệm trao truyền tri thức cho môn sinh mà còn phải là “người biết thương mến, lo lắng cho học trò mình, biết cách dạy dỗ, hướng dẫn cho học trò mình phát triển, tiến bộ, trở thành người tốt ở trên đời.”[1] Người Thầy, do đó, là người có một phần đóng góp rất quan trọng làm cho xã hội tốt đẹp, làm cho đất nước hưng thịnh, như trong câu nói “Lương Sư Hưng Quốc” 良 師 興 國 Đạo lý này, từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây, luôn luôn là một Chân Lý, nhưng rõ ràng phải có tiền đề Lương Sư thì mới đạt được kết đề là Hưng Quốc. Người Thầy phải là một Lương Sư nghĩa là phải là một “vị thầy hiền lành, tốt bụng, có phẩm chất đạo đức, có tài trí – lại còn hay, khéo, giỏi trong nghề nghiệp chuyên môn của mình nữa.”[2] Nói cách khác, người Thầy phải có đủ tư cách về tài năng và đạo đức để cho mọi người, từ môn sinh cho đến cha mẹ môn sinh và cả xã hội phải tôn kính. Một người Thầy như thế sẽ có đủ khả năng để đào tạo những bậc Hiền Tài cho đất nước. Từ thời nhà Lê, thế kỷ thứ 15, đại thần Thân Nhân Trung (1419-1499) đã từng nói: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn.”[3] Như vậy rõ ràng Hiền Tài chính là nhân tố không thể thiếu được để tạo nên sự hưng thịnh của quốc gia, mà người Thầy (Lương Sư) chính là nguồn gốc tạo ra các bậc Hiền Tài đó. Sự tôn quý mà người dân dành cho người Thầy trong xã hội Việt trong hàng ngàn năm qua chính là đặt trên cơ sở vững chắc này.
Tính Chất
Tinh thần Tôn Sư thật ra không phải chỉ mang ý nghĩa tôn kính Thầy mà thôi. “Nó bao gồm sự kính trọng, lòng biết ơn và lòng thương mến của người học trò đối với thầy.”[4]
Học trò kính trọng Thầy vì, như trên đã nói, Thầy là hiện thân của kiến thức và của đạo đức. Thầy là gương mẫu để học trò noi theo để có thể trở thành người tốt và hữu ích cho xã hội, đất nước. Lòng tôn kính Thầy như cha được xem như là một mẫu mực cho người biết lễ nghĩa vì nếu cha mẹ ban cho mình thân xác tức là phần vật chất thì Thầy chính là người ban cho mình tri thức, tâm hồn tức là phần tinh thần. Lòng tôn kính này đối với Thầy sẽ theo người môn sinh trong suốt cuộc đời, từ lúc còn nhỏ tuổi theo học với Thầy, cũng như khi đã trưởng thành, và ngay cả khi đã đỗ đạt, có sự nghiệp hiển hách với quyền cao chức trọng. Câu chuyện sau đây là một minh chứng hùng hồn cho lòng tôn kính Thầy một cách tuyệt đối: “Ngưỡng vọng một thầy giáo [cụ Vũ Tông Phan, 1800-1851, người thành Thăng Long] có công đào tạo nhiều nhân tài, vua Tự Đức đã sai người ra Thăng Long vời thầy vào kinh đô để ban khen. Ngày hôm ấy, yến tiệc đã bày, bá quan văn võ đã đến đông đủ. Khi thầy đã yên vị thì quan thượng thư Nguyễn Tư Giản, Nguyễn Trọng Hợp vẫn kính cẩn đứng yên. Vì thế các vị quan khác không một ai dám ngồi cả, khi mà hai vị đại thần vẫn còn đứng hầu thầy. Thấy thế, thầy quay lại ôn tồn nói: “Ta cho phép hai anh vào dự tiệc”. Bấy giờ các quan mới dám lục tục ngồi vào bàn.”[5]
Ngoài việc tôn kính Thầy, người học trò cũng luôn luôn biết ơn Thầy. Ông bà ta ngày xưa vẫn có câu nói mộc mạc này: “Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy” mô tả được ba cái ơn lớn trong đời con người. Cha mẹ cho ta cơm ăn áo mặc, nuôi nấng ta, cho ta có được thân xác khỏe mạnh. Thầy ban cho ta “chữ thánh hiền,” giúp ta thành người có học thức, biết suy nghĩ, hiểu lẽ phải trái, biết lễ nghĩa, làm được một ngườ tốt và có ích cho gia đình, xã hội, đất nước. Công ơn trời biển này của Thầy là điều mà người có học phải ghi sâu trong tâm tưởng của mình trọn đời không được quên:
Con ơi ghi nhớ lời này
Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên
Ngoài lòng tôn kính và biết ơn Thầy, người môn sinh, trước sau như một, lúc nào cũng dành cho Thầy một tình thương yêu giống như đối với cha mẹ mình vậy. Tình thương yêu này có thể biểu hiện qua những hành động giống như con cái lo cho cha me: chăm lo miếng ăn thức uống cho Thầy, hay viếng thăm khi Thầy đau ốm, mừng tuổi Thầy vào dịp Tết (Mùng Một tết Cha, Mùng Ba tết Thầy). Khi Thầy mất, người môn sinh biết ơn sâu đậm của Thầy, và thương yêu Thầy như cha cũng sẽ để tang Thầy.
Cách Thể Hiện
Tinh thần “tôn sư trọng đạo” của người Việt đã được in khắc sâu đậm trong nền văn hóa dân tộc trong hàng ngàn năm qua, thể hiện qua những hành động của tất cả mọi tầng lớp trong xã hội, từ vua quan cho tới thường dân.
Cụ Võ Trường Toản (?-1792), người Thầy lỗi lạc của thế kỷ thứ 18, là một trường hợp điển hình cho lòng “tôn sư trọng đạo” của một vị vua đối với một nhà giáo:
“Cụ Võ là người tư chất thông minh, học rộng, có tài đức nhưng lúc đó trong nước loạn lạc, chiến tranh liên miên nên Cụ quyết chí dành trọn cuộc đời mình để đào tạo nhân tài cho tương lai, nhứt quyết không chịu ra làm quan dù được Chúa Nguyễn (Nguyễn Phúc Ánh, sau lên ngôi là vua Gia Long) lúc đó đã cho người đến mời cụ ra giúp. Ðể đáp lại hảo tâm của Chúa Nguyễn, cụ đã dâng lên cho Chúa một bảng kế hoạch gồm 10 điểm để bình định xứ sở. Cụ mất ngày Bính Tý (mùng 9), tháng Ðinh Mùi (tháng 6) năm Nhâm Tý, (nhằm ngày 27-7-1792 dương lịch). Chúa Nguyễn vô cùng thương tiếc, đã ban cho cụ danh hiệu “Gia Ðịnh xử sĩ Sùng Ðức Võ tiên sinh” với một đôi liễn điếu như sau: Triều hữu huân danh, bán thuộc Hà Phần cựu học; Ðẩu nam phong giáo, tề khâm Nhạc Lộc dư uy. Xin tạm dịch nghĩa như sau: Tại triều đình tên đã rực rỡ, nửa phần do sở học từ đất Hà Phần (1) Việc giáo huấn như ngôi sao sáng tại phương Nam, sánh bằng hương thơm ở đất Nhạc Lộc (2) (Chú thích: (1) Hà Phần: chỗ ở và nơi dạy học của Vương Thông (584-617), danh nho đời nhà Tùy; (2) Nhạc Lộc: chỗ ở và nơi dạy học của Chu Hi (1130-1200), danh nho đời Nam Tống)[6]
Trường hợp của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu thì lại là một minh chứng hùng hồn cho việc thể hiện tinh thần “tôn sư trọng đạo” trong dân chúng. Sau khi bị mù, cụ đã mở trường dạy học, học trò theo học rất đông, và từ đó cụ được mọi người gọi là Đồ Chiểu. Khi cụ mất, “ngày đưa tang ông, cả cánh đồng An Đức trắng xóa khăn tang – khăn tang của bạn bè, Môn Sinh, cùng thân chủ được ông chữa khỏi bệnh, và của bao người mến mộ tài năng, đức độ, và lòng yêu nước của ông.”[7]
Ngày nay, người Việt Nam, trong và ngoài nước, vẫn tiếp tục truyền thống “tôn sư trọng đạo” này. Không phải đợi đến Ngày Nhà Giáo Việt Nam (20 tháng 11) học trò mới đến thăm Thầy. Họ luôn luôn đến viếng thăm Thầy, bất kể ngày nào, khi nghe tin Thầy đau ốm, hay gặp khó khăn trong cuộc sống vì nhiều lý do khác nhau. Họ thành lập các hội cựu học sinh, các quỹ tương trợ để giúp đỡ các Thầy đang gặp khó khăn về tài chánh, hay tổ chức cùng nhau đến tận nhà viếng thăm, phúng điếu khi các Thầy vĩnh viễn ra đi, vv. Và, dĩ nhiên, khi có thể được, họ cùng nhau đến Chúc Tết các Thầy theo truyền thống “Mùng Một tết Cha, Mùng Ba tết Thầy.”
Gần đây nhứt, một nhóm học sinh của Trường Trung Học Petrus Trương Vĩnh Ký đã thực hiện một quỹ học bổng trường tồn (Endowment) để vinh danh một vị Thầy mà họ kính yêu và trọng ân.[8]
Thay Lời Kết
Truyền thống “tôn sư trọng đạo” cũa người Việt Nam là một nét đẹp, tuyệt đẹp của văn hóa Việt đã tồn tại hàng ngàn năm xuyên suốt của lịch sử đất nước. Nó góp phần làm giàu cho di sản văn hóa của dân tộc, và là một niềm hãnh diện của người Việt, trong và ngoài nước, cũng như ở khắp mọi nơi trên thế giới.
______________________
Ghi chú:
[1] Nguyễn Thanh Liêm. “Truyền thống Tôn Sư Trọng Đạo của người Việt Nam,” Nghiên cứu văn hóa Đồng Nai – Cửu Long, Số 5 (Tháng 1/2007), tr. 270.
[2] Minh Đức Triều Tâm Ảnh. Tản mạn về đạo lý “Lương Sư Hưng Quốc,” tài liệu trực tuyến có thể đọc toàn văn tại địa chỉ Internet sau đây: https://thuvienhoasen.org/a20802/tan-man-ve-dao-ly-luong-su-hung-quoc
[3] Thân Nhân Trung, tác giả câu nói nổi tiếng “Hiền tài là nguyên khí quốc gia,” tài liệu trực tuyến có thể đọc toàn văn tại địa chỉ Internet sau đây: http://quehuongonline.vn/con-nguoi-viet-nam/than-nhan-trung-tac-gia-cau-noi-noi-tieng-hien-tai-la-nguyen-khi-quoc-gia-14923.htm
[4] Nguyễn Thanh Liêm, tài liệu đã dẫn, tr. 270.
[5] Lê Minh Quốc. Lễ nghĩa của người Việt: kính Thầy như cha, tài liệu trực tuyến có thể đọc toàn văn tại địa chỉ Internet sau đây: https://thanhnien.vn/van-hoa/le-nghia-cua-nguoi-viet-kinh-thay-nhu-cha-821791.html
[6] Lâm Vĩnh Thế. Địa linh nhơn kiệt của đất Nam Kỳ Lục Tỉnh, tài liệu trực tuyến có thể đọc toàn văn tại địa chỉ Internet sau đây: http://viethocjournal.com/2018/12/dia-linh-nhan-kiet/
[7] Thạch Phương, Lê Trung Hoa, chủ biên. Từ điển Thành phố Hồ Chí Minh. T/P HCM: Nhà xuất bản Trẻ, 2001, tr. 188.
[8] Quỹ Học Bổng Thầy Bùi Trọng Chương, xin xem thông tin chi tiết tại địa chỉ Internet sau đây: https://hoc-bong-btc.blogspot.com/p/trang-chu_25.html
Cách Thể Hiện
Tinh thần “tôn sư trọng đạo” của người Việt đã được in khắc sâu đậm trong nền văn hóa dân tộc trong hàng ngàn năm qua, thể hiện qua những hành động của tất cả mọi tầng lớp trong xã hội, từ vua quan cho tới thường dân.
Cụ Võ Trường Toản (?-1792), người Thầy lỗi lạc của thế kỷ thứ 18, là một trường hợp điển hình cho lòng “tôn sư trọng đạo” của một vị vua đối với một nhà giáo:
“Cụ Võ là người tư chất thông minh, học rộng, có tài đức nhưng lúc đó trong nước loạn lạc, chiến tranh liên miên nên Cụ quyết chí dành trọn cuộc đời mình để đào tạo nhân tài cho tương lai, nhứt quyết không chịu ra làm quan dù được Chúa Nguyễn (Nguyễn Phúc Ánh, sau lên ngôi là vua Gia Long) lúc đó đã cho người đến mời cụ ra giúp. Ðể đáp lại hảo tâm của Chúa Nguyễn, cụ đã dâng lên cho Chúa một bảng kế hoạch gồm 10 điểm để bình định xứ sở. Cụ mất ngày Bính Tý (mùng 9), tháng Ðinh Mùi (tháng 6) năm Nhâm Tý, (nhằm ngày 27-7-1792 dương lịch). Chúa Nguyễn vô cùng thương tiếc, đã ban cho cụ danh hiệu “Gia Ðịnh xử sĩ Sùng Ðức Võ tiên sinh” với một đôi liễn điếu như sau: Triều hữu huân danh, bán thuộc Hà Phần cựu học; Ðẩu nam phong giáo, tề khâm Nhạc Lộc dư uy. Xin tạm dịch nghĩa như sau: Tại triều đình tên đã rực rỡ, nửa phần do sở học từ đất Hà Phần (1) Việc giáo huấn như ngôi sao sáng tại phương Nam, sánh bằng hương thơm ở đất Nhạc Lộc (2) (Chú thích: (1) Hà Phần: chỗ ở và nơi dạy học của Vương Thông (584-617), danh nho đời nhà Tùy; (2) Nhạc Lộc: chỗ ở và nơi dạy học của Chu Hi (1130-1200), danh nho đời Nam Tống)[6]
Trường hợp của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu thì lại là một minh chứng hùng hồn cho việc thể hiện tinh thần “tôn sư trọng đạo” trong dân chúng. Sau khi bị mù, cụ đã mở trường dạy học, học trò theo học rất đông, và từ đó cụ được mọi người gọi là Đồ Chiểu. Khi cụ mất, “ngày đưa tang ông, cả cánh đồng An Đức trắng xóa khăn tang – khăn tang của bạn bè, Môn Sinh, cùng thân chủ được ông chữa khỏi bệnh, và của bao người mến mộ tài năng, đức độ, và lòng yêu nước của ông.”[7]
Ngày nay, người Việt Nam, trong và ngoài nước, vẫn tiếp tục truyền thống “tôn sư trọng đạo” này. Không phải đợi đến Ngày Nhà Giáo Việt Nam (20 tháng 11) học trò mới đến thăm Thầy. Họ luôn luôn đến viếng thăm Thầy, bất kể ngày nào, khi nghe tin Thầy đau ốm, hay gặp khó khăn trong cuộc sống vì nhiều lý do khác nhau. Họ thành lập các hội cựu học sinh, các quỹ tương trợ để giúp đỡ các Thầy đang gặp khó khăn về tài chánh, hay tổ chức cùng nhau đến tận nhà viếng thăm, phúng điếu khi các Thầy vĩnh viễn ra đi, vv. Và, dĩ nhiên, khi có thể được, họ cùng nhau đến Chúc Tết các Thầy theo truyền thống “Mùng Một tết Cha, Mùng Ba tết Thầy.”
Gần đây nhứt, một nhóm học sinh của Trường Trung Học Petrus Trương Vĩnh Ký đã thực hiện một quỹ học bổng trường tồn (Endowment) để vinh danh một vị Thầy mà họ kính yêu và trọng ân.[8]
Thay Lời Kết
Truyền thống “tôn sư trọng đạo” cũa người Việt Nam là một nét đẹp, tuyệt đẹp của văn hóa Việt đã tồn tại hàng ngàn năm xuyên suốt của lịch sử đất nước. Nó góp phần làm giàu cho di sản văn hóa của dân tộc, và là một niềm hãnh diện của người Việt, trong và ngoài nước, cũng như ở khắp mọi nơi trên thế giới.
______________________
Ghi chú:
[1] Nguyễn Thanh Liêm. “Truyền thống Tôn Sư Trọng Đạo của người Việt Nam,” Nghiên cứu văn hóa Đồng Nai – Cửu Long, Số 5 (Tháng 1/2007), tr. 270.
[2] Minh Đức Triều Tâm Ảnh. Tản mạn về đạo lý “Lương Sư Hưng Quốc,” tài liệu trực tuyến có thể đọc toàn văn tại địa chỉ Internet sau đây: https://thuvienhoasen.org/a20802/tan-man-ve-dao-ly-luong-su-hung-quoc
[3] Thân Nhân Trung, tác giả câu nói nổi tiếng “Hiền tài là nguyên khí quốc gia,” tài liệu trực tuyến có thể đọc toàn văn tại địa chỉ Internet sau đây: http://quehuongonline.vn/con-nguoi-viet-nam/than-nhan-trung-tac-gia-cau-noi-noi-tieng-hien-tai-la-nguyen-khi-quoc-gia-14923.htm
[4] Nguyễn Thanh Liêm, tài liệu đã dẫn, tr. 270.
[5] Lê Minh Quốc. Lễ nghĩa của người Việt: kính Thầy như cha, tài liệu trực tuyến có thể đọc toàn văn tại địa chỉ Internet sau đây: https://thanhnien.vn/van-hoa/le-nghia-cua-nguoi-viet-kinh-thay-nhu-cha-821791.html
[6] Lâm Vĩnh Thế. Địa linh nhơn kiệt của đất Nam Kỳ Lục Tỉnh, tài liệu trực tuyến có thể đọc toàn văn tại địa chỉ Internet sau đây: http://viethocjournal.com/2018/12/dia-linh-nhan-kiet/
[7] Thạch Phương, Lê Trung Hoa, chủ biên. Từ điển Thành phố Hồ Chí Minh. T/P HCM: Nhà xuất bản Trẻ, 2001, tr. 188.
[8] Quỹ Học Bổng Thầy Bùi Trọng Chương, xin xem thông tin chi tiết tại địa chỉ Internet sau đây: https://hoc-bong-btc.blogspot.com/p/trang-chu_25.html