Làm cha mẹ không có nghĩa là bạn có quyền yêu cầu trẻ nghe theo mọi sự sắp đặt của mình. 6 câu nói thần kỳ dưới đây sẽ giúp con bạn cách nói chuyện để con biết lắng nghe và hợp tác hơn.
1. Làm ơn giúp bố/mẹ
Trẻ luôn được mặc định phải vâng lời cha mẹ không có nghĩa là chúng sẽ thực hiện mọi mệnh lệnh của bạn. Chắc chắn bạn biết rằng lời đề nghị lịch sự “Con mang giúp mẹ bát ra bồn rửa nhé” nghe dễ chịu hơn rất nhiều so với “Nhớ đặt bát ở bồn rửa đấy”.
Bạn cần biết rằng mặc dù bạn vừa đưa ra một câu hỏi “giúp mẹ nhé” thì câu trả lời “Con sẽ không mang bát ra bồn rửa” sẽ là một lựa chọn được khích lệ. Con bạn thừa hiểu “Con mang giúp mẹ bát ra bồn rửa nhé “có cùng ý nghĩa với câu “Nhớ đặt bát ở bồn rửa đấy” và chúng cũng biết câu trả lời đúng nên là “Vâng, con sẽ làm ngay đây” nhưng rõ ràng những lời nói nhẹ nhàng giúp không khí gia đình dễ chịu hơn và trẻ cũng dễ tiếp nhận hơn.
Đôi khi có những tình huống hoặc thái độ của trẻ khiến bạn phải ra những yêu cầu trực tiếp mặc dù bạn biết rằng mình có thể nói một cách nhẹ nhàng hơn, nhưng đừng biến nó thành tình huống thường xuyên.
Bên cạnh đó, lời nói thần kỳ “làm ơn” còn khiến trẻ có cảm nhận tốt về bản thân, rằng chúng xứng đáng có được sự tôn trọng của mọi người. Khi đưa ra một mệnh lệnh kiểu như “Nhặt cuộn giấy mẹ vừa đánh rơi lên”, “Vứt rác và thùng” dường như bạn đang biến con thành người giúp việc của mình vậy. Chúng là con bạn, chúng được kỳ vọng sẽ vâng lời, nhưng chúng tuyệt nhiên không phải người giúp việc của bạn.
Những câu nói động viên khích lệ của bố mẹ sẽ giúp bé biết lắng nghe và hợp tác hơn.
2. Cảm ơn con
Nếu bạn thể hiện sự tôn trọng với con bằng cách nói “làm ơn” thì bạn cũng cần chỉ cho trẻ giá trị của sự cảm kích. Khi trẻ làm bất cứ việc vặt gì trong nhà, kể cả khi đó là việc bạn bảo chúng làm, hãy nói lời cảm ơn. Cha mẹ luôn dạy trẻ cách thể hiện lòng biết ơn với người khác thì không có lý do gì mà bạn không làm điều đó với con. Đừng quên rằng ba từ “cảm ơn con” có ý nghĩa khích lệ rất lớn với trẻ và khiến chúng hào hứng giúp đỡ bạn những lần sau.
3. Con thật đặc biệt
Bạn có thể diễn đạt ý này theo nhiều cách, nhưng quan trọng là hãy cho trẻ thấy chúng rất có ý nghĩa với bạn. Khi có thời gian bên con, hãy nói với chúng điều đó, đây là một số gợi ý cho bạn:
“Con là em bé mẹ yêu thích nhất đó”
“Nhờ sự giúp đỡ của con mà mẹ mới làm được chiếc bánh đẹp thế này”
“Con đúng là hoàng tử nhỏ của mẹ”
“Con là chú ong chăm chỉ nhất đó”
Những lời khen ngợi dễ thương có thể làm say lòng mọi đứa trẻ.
4. Con đã làm rất tốt
Bạn có thể khen con bằng nhiều cách khác nhau, ý nghĩa của câu nói này là sự khích lệ, nó quan trọng hơn lời khen đơn thuần. Khi bạn chia sẻ với con rằng mình đang hạnh phúc bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy trẻ tự động dọn bàn ăn mà không phàn nàn, cố gắng sắp xếp phòng riêng gọn gàng thay vì vứt đồ đạc bừa bãi. Hãy liên tục tìm cách khích lệ con từ những điều nhỏ nhất. Bạn càng tin tưởng, chúng sẽ càng làm tốt hơn.
Mặt khác, không phải mọi đứa trẻ đều coi những việc chúng làm là thành tựu to lớn. Vì thế, hãy tùy tính cách trẻ để ứng xử phù hợp. Ví dụ bạn không thể khen một đứa trẻ 11 tuổi rằng chúng thật giỏi vì đã không làm rớt thức ăn xuống sàn. Hãy nhìn sự cố gắng của trẻ và khen ngợi những nỗ lực đó.
5. Bố/mẹ xin lỗi con
Thực tế có nhiều lúc chúng ta không đúng, đó là điều bình thường. Nhưng điều bất thường là bạn không chịu thừa nhận. Lũ trẻ biết khi nào cha mẹ làm sai, chúng biết bạn không hoàn hảo vì thế sẽ có ý nghĩa hơn nhiều khi nói rằng “Bố/mẹ xin lỗi vì đã mắng con”. Con sẽ tha thứ cho bố/mẹ chứ?”. Bạn sẽ ngạc nhiên với tác dụng của những lời nói đó và quan trọng hơn sự tín nhiệm bạn dành cho trẻ có giá trị gấp nhiều lần so với việc lờ đi lỗi sai.
6. Bố/mẹ yêu con
Đây là câu nói mà mọi đứa trẻ nên được nghe ít nhất một lần mỗi ngày, đáng tiếc là nhiều người trong chúng ta thường không làm vậy. Bên cạnh những hành động quan tâm chăm sóc, bạn cũng nên thể hiện tình yêu với con chỉ bằng ba từ “Bố/mẹ yêu con”, đó là câu nói mà mọi đứa trẻ đều khao khát.
(Nguồn: imperfecthomemaker