Hầu hết các cặp vợ chồng đều không tránh khỏi việc giận hờn, làm khổ nhau. Nhưng đôi khi “vết thương lòng” quá lớn và quá sâu nàng không thể tha thứ cho chàng được! Sau đây với kinh nghiệm hành nghề nhiều năm của bác sĩ tâm lý Marilyn Ruman và các lời hướng dẫn rút ra từ cuốn “Lucky in Love” của tiến sĩ Catherine Johnson chúng ta sẽ học cách xóa bỏ nỗi oán hờn – ngay cả sự phụ bạc xấu xa nhất – để tiến tới một tương lai an bình, thân thiện mà không phải đánh mất niềm tin tự tin của mình.
“Yêu nhau lắm, cắn nhau đau”, tục ngữ ta đã nói rõ như thế. Và đấy là sự thật 100%! Hầu hết mọi cặp phu phụ đã làm khổ đau không nhiều thì ít – rất hiếm các cặp vợ chồng sống chung với nhau lâu ngày mà không phải gánh chịu những nứt rạn tình cảm, những vết hằn trong tim.
Tuy nhiên đa số các nỗi giận hờn, oán ghét vợ chồng, dĩ nhiên phải được tha thứ quên lãng với tình yêu thương và thời gian. Dẫu sao, vẫn có vài vết thương khó chữa, nhức nhối kéo dài quá lâu rốt cuộc biến thành “sự phụ bạc tinh thần”, hai người đánh mất niềm tin lẫn nhau.
Theo bác sĩ Catharine Ruman, trong nhiều năm trị liệu tâm thần, bà nhận thấy việc ngoại tình là lỗi lầm thông thường nhất khiến vợ chồng oán ghét nhau. Ngoài ra còn có các điều sai quấy khác nhau, người này luôn luôn lừa dối người kia từ việc lớn đến việc nhỏ, hoặc chàng thôi sở làm mà không bàn tính trước với vợ, hoặc chàng vi phạm luật pháp của chính phủ, phải tội tù mà vợ không hay biết gì trước cả! Trong các tình huống như vậy người bị tổn thương phải đương đầu với khá nhiều thử thách. Làm thế nào một đôi vợ chồng có thể xóa bỏ các nỗi tỵ hiềm, các vết hằn đau nhức mà những hành động kể trên đã gây ra? Câu trả lời là: Hãy Học Cách Tha Thứ.
Tiến Trình Của Hành Động Tha Thứ
Thật ra, quên đi một việc làm sai quấy tồi tệ của người thân thương là một điều rất khó; không phải là điều rất khó; không phải là điều chị quyết định hôm nay mai được! Xóa bỏ một vết hằn trong tâm tư phải được sửa soạn; phải cần thời gian, không chỉ là một cái bắt tay rồi xí xóa được. Chị hãy thực hiện việc thứ tha này từng giai đoạn một.
1.-Hãy tự hứa với lòng mình:
Điều đầu tiên chị phải làm, nếu chị còn muốn duy trì tình nghĩa phu phụ là tự hỏi: Giữa lòng oán giận chàng và tình vợ chồng bên nào nặng hơn? Quan trọng hơn? Có thể chàng đã có những hành động xấu xa không ngờ được và chị như chỉ thích dùng thời gian trong mười năm sắp xếp để rêu rao tiếng xấu của kẻ bội bạc, đổi thay, với bà con bằng hữu. Có lẽ đây là cách trả thù, thông thường nhất để cho “đã cơn tức”! Nhưng nếu nhìn xa hơn một chút nữa, chị không nên nuôi dưỡng niềm năm giận, hãy tìm cách quên đi. Câu chuyện của đôi vợ chồng Xuân – Ngọc, sau đây sẽ giúp chị nhìn rõ vấn đề. Xuân là tín đồ Thiên Chúa Giáo từ mấy đời, Ngọc theo đạo Hồi Giáo.
Ngày hai người lấy nhau, bố mẹ Xuân từ chối không muốn tham dự hôn lễ. Mối liên lạc giữa Ngọc và gia đình Xuân chẳng có gì thân mật cho đến ngày nàng sinh con đầu lòng. Bố mẹ chồng đồng ý bay từ California sang Nữu Ước để thấy cháu nội. Rủi ro thay, cuộc hội ngộ chẳng mấy vui. Bà mội nóng lòng khi nghe cô bé, cháu bà để nằm trong nôi khóc om sòm gần cả tiếng đồng hồ trước khi ngủ mà không được ẵm bế dỗ dành. Bà trách Ngọc bảo bố mẹ chồng nên ngưng viếng thăm gia đình nàng về sau. Không khí trong gia đình trở nên gay cấn, căng thẳng! Xuân đã đến tìm bác sĩ tâm lý Marilyn Ruman. Chàng suy nghĩ rối rắm về việc chọn lựa giữa Mẹ và Vợ. Cả hai người đàn bà chẳng ai chịu xuống nước xin lỗi ai cả! Bác sĩ Ruman vạch rõ cho Ngọc thấy rằng đã đến lúc Nàng phải quyết định có muốn tiếp tục cuộc sống chung đôi với Xuân hay chăng? – vì trên thực tế, chẳng có điều gì bó buộc nàng phải cắt đứt tình phu phụ – Xuân không dọa dẫm sẽ bỏ nàng. Cả hai vẫn có thể sống gần nhau trong tình trạng Ngọc thù hằn mẹ chồng và mẹ Xuân ghét bỏ nàng dâu, chỉ có Xuân và con nàng là phải hứng chịu hậu quả đắng cay thôi.
Sau khi nghe lời khuyên của tâm lý gia Ruman, Ngọc cố gắng cải thiện mối liên lạc giữa nàng và gia đình chồng. Nàng làm lành với bố mẹ Xuân để không khí gia đình nàng dễ thở hơn.
2.- Sầu khổ
Phần nhức nhối nhất trong hành động tha thứ – phần mà chúng ta tìm cách để che giấu hoặc lẫn tránh – là buồn tủi. Mặc dù thời gian, tương lai có thể vui hơn nhưng hiện tại chị đã mất tin tưởng nơi người chị thân thương gần gũi nhất và có lẽ chị đánh mất niềm tin trong tình yêu. Điều này có nghĩa là chị cần có thời gian để nguôi ngoai. Các vết thương lòng trầm trọng đôi khi cần thời gian từ một đến hai năm để xoa dịu. Nếu chị khó quên “nhát dao tình cảm” sâu độc tồi tệ ấy của chàng, chị cần 1,2 năm để lãng khuây thì cứ việc từ từ. Điều này không có nghĩa là trong lúc sầu tủi chị chẳng màng đến việc cải thiện liên hệ tình cảm với chồng. Nhưng chị nên nhớ đừng hốt hoảng, tuyệt vọng hoặc nổi cơn chán đời, khi cảm thấy mình vẫn còn hận và oán hờn người trước đây mình đã yêu thương hết lòng, cho dù đã nhiều tháng ngày trôi qua.
Cặp vỡ chồng Mai – Phùng khi đến gặp bác sĩ tâm lý Ruman để tham khảo ý kiến, họ đã sống chung dưới cùng một mái nhà trong bốn năm trời mà chẳng hề âu yếm chăn gối ái ân gì cả! Vì sáu năm trước đó – một thời gian ngắn sau đám cưới tung bừng.
- Mai khám phá ra rằng chồng nàng dan díu với một cô bạn học cũ tình cờ đi công tác qua tiểu bang Phùng đang ở. Phùng nói dối với vợ, lấy cớ phải làm việc trễ ở lại sở. Mai cảm thấy nàng có có thể vẫn sống chung với Phùng nhưng nàng cần thời gian để khỏa lấp vết thương tình cảm do tính hay đổi thay của chồng gây ra. Nàng cũng ngẫu nhiên nghĩ rằng Phùng phải chuộc tội về sự bội bạc chàng đã làm. Điều này xui khiến Mai có thái độ lạnh nhạt trong việc ái ân. Cứ mỗi lần đến gần chồng nàng lại nhớ đến hành động tồi tệ của chàng và nàng lẩn tránh. Điều sai lầm ở đây là trong suốt 6 năm trời Mai đau khổ vì tính dễ đổi thay của Phùng, nàng không thực sự sầu tủi nhưng lại bị bao vây bởi nỗi giận hờn dai dẳng.
Việc đầu tiên Mai cần làm để hàn gắn tình vợ chồng rạn nứt là thật sự đương đầu với sự mất mát niềm tin nơi người nàng yêu dấu, rồi sau đấy sẽ tạo một cuộc sống mới trên “đống tro tàn”.
3.- Nhìn cuộc đời bằng nhãn quan của chàng
Điều trước tiên thoát khỏi cơn sầu muộn là thay đổi lối phán xét về những điều chàng đã làm bằng cách tìm hiểu tại sao chàng hành động như vậy?
Trong số khách hàng của bác sĩ tâm thần Ruman, bà Diệu là người đau khổ nhiều nhất với lòng oán giận ông chồng xài phí. Diệu và Doãn mới trải qua một cơn điêu đứng về tài chánh. Ông Doãn đa có ý nguyện tốt, ông muốn Diệu – vợ ông – người đàn bà sống cực khổ, thiếu thốn, vất vả thuở ấu thơ, có một nếp sống sung túc, sang trọng ngày nay. Vì thế, Doãn đưa vợ đi du lịch khắp nơi, ăn tiêu vượt quá mức lợi tức họ thu vào. Bởi vì Doãn muốn Diệu vui sướng trong cảnh đầy đủ phủ phê nên chàng không muốn thú thật với Diệu rằng họ phải giảm bớt các chi phí không cần thiết như đãi đằng, quà cáp cho bạn bè, họ hàng, Doãn âm thầm mượn tiền trong ngân quỹ của khách hàng nơi hãng chàng làm kế toán trưởng để trả các món nợ cá nhân. “Đi đêm có ngày gặp ma”. Một ngày nọ, ông Bình – một khách hàng lâu năm của hãng đã khám phá ra sự thâm hụt 200 ngàn trong ngân quỹ của ông. Ông cảnh báo Doãn và ban cho chàng một ân huệ sau cùng. Nếu Doãn chạy được 200.000 cộng thêm tiền lời để trả lại ông sẽ bãi nại không đưa vụ thụt két này ra pháp luật. Phải đương đầu với tình trạng cần tiền quá cấp bách như vậy, Doãn bắt buộc đành thú nhận với vợ. Diệu rụng rời tay chân khi nghe chồng thú tội, không những Doãn đã phỉnh gạt nàng trong bao lâu nay mà chàng còn mắc tội “thụt két” nữa! Phản ứng đầu tiên của Diệu là bỏ nhà ra đi và đưa đơn xin ly dị Doãn. Nàng oán giận chồng nhiều lắm nhưng vì chưa chuẩn bị tinh thần, để “bứt áo ra đi” nên nàng tím đến cố vấn gia đình để tham khảo ý kiến. Thoạt đầu thì Diệu hờn giận Doãn đã cố tình tạo cho nàng một ảo tưởng quá đẹp về chàng, về khả năng tài chánh của chàng, nhưng sau đấy nàng lại quyết định ở lại cùng chồng để lo giải quyết vụ nợ nần. Có nghĩa không những làm sao cho Doãn khỏi bị tù tội mà còn phải tu chỉnh lại cách cư xử trong liên hệ tình cảm giữa vợ chồng để sau này không còn những màn “ảo thuật” như trên xảy ra nữa. Đây không phải là điều dễ thực hiện vì Diệu chỉ có thể đạt đến trình độ hiểu rõ tại sao Doãn đã phải “thụt két” như thế – vì mục đích nào? Thì nàng mới cảm thông với chồng. Doãn là mẫu người ít thực tế, khó lòng nhận rõ tình trạng và ý thức giới hạn của mình. Có lẽ chàng nghĩ nghĩ rằng khi cắt xén sự tiêu xài của Diệu, chàng sẽ khiến nàng buồn lòng và còn gây ra mối xung đột giữa vợ chồng mà chàng muốn tránh. Trong lúc tâm trạng của Doãn là không bào chữa lỗi lầm chàng đã phạm, điều này dễ giúp Diệu tha thứ cho chàng hơn. Chàng luôn chịu trách nhiệm về hành động của mình nhưng nàng không hề đè đầu chàng xuống để làm quan tòa phán xét tội lỗi của chàng. Điều này đưa chúng ta đến động tác thứ tư.
4.- Hãy từ bỏ vai trò “kẻ xử tội”
Hôn nhân chẳng phải là một phiên tòa mà hai vợ chồng hăm he trừng phạt nhau. Khi một người bỗng dưng trở nên quan tòa và bồi thẩm đoàn thì tất nhiên không còn sự bình đẳng của đôi bạn tâm giao nữa.
Trong hoàn cảnh của cặp Mai
- Phùng nói trên, Mai căm tức việc lúc nào đó Phùng đã cảm thấy ăn năn hối hận nên chàng lặng yên chấp nhận thái độ dằn vặt đay nghiến của vợ. Vấn đề “trật đường rầy” là cơn tức giận của Mai đã kéo dài quá lâu sau khi mức qua tối đa. Chẳng chóng thì chầy một gã đàn ông mà vợ mình từ chối ngủ chung sẽ vứt bỏ mặc cảm tội lỗi ra khỏi tâm hồn trống rỗng đơn côi và sẽ không còn xúc cảm rung động về nhan sắc và sức hấp dẫn của vợ nữa. Đó là tâm trạng sâu xa của Phùng. Không có cách nào khiến hai người nối kết tình thân thương lại như từ đầu nếu Mai cứ tiếp tục trừng phạt Phùng về tội “ăn vụng ái tình” trong quá khứ của chàng.
5.- Xét lại vai trò của chị
Nếu chị vẫn muốn tiếp tục cuộc chung đôi; chị nên tự kiếm thảo thử chị có dự phần vào – dù là ít hay nhiều – trong những nguyên nhân đưa đến hành động sai quấy của chàng không? Bác sĩ Ruman khuyên các bệnh nhân của bà hãy xét lại như sau: trong lúc hành động “phụ bạc” hoặc làm điều tồi tệ, chồng chị có vô tình muốn giải tỏa một ẩn ức hoặc một tắc nghẽn nào trong liên hệ phu thê giữa phu thê không? Một thiếu sót mà chị có thể tu bổ hoặc giải tỏa giúp chàng được.
Có 3 trường hợp vừa kể trên kia: các bà Ngọc, Mai, Diệu, đều xét lại thái độ của họ trong quá khứ đã không nhiều thì ít đưa đẩy chồng đến việc “đi lạc hướng”. Đặc biệt là Diệu, với tâm trạng thường xuyên lo lắng về tiền bạc, đã xui chồng có sự lạm dụng quá lố về ngân quỹ của khách hàng. Tuy nhiên thời thơ ấu của Diệu – là con của một người cha đã kiếm được nhiều tiền rồi thua lỗ hết sạch – Diệu luôn luôn ước tìm được sự an toàn và bảo vệ về tài chánh nơi chồng. Nàng phó thác mọi việc chi thu cho Doãn, còn nàng chỉ biết tiêu tiền về sự trang hoàng nhà cửa, vườn tược thôi. Trên thực tế, Diệu không hề xui khiến chồng thụt két, tuy nhiên tâm trạng của nàng đã đưa đẩy Doãn đến trạng huống lũng đoạn tài chánh nói trên kia. Về phần Ngọc, khi xét lại vai trò của mình nàng mới nhận thức rằng thái độ hằn học căm tức của nàng đã khiến “cuộc chiến tranh lạnh” giữa mẹ chồng nàng dâu thêm trầm trọng. Khi tìm hiểu tâm lý của Ngọc, bác sĩ Ruman cho rằng ngó ngàn gì đến nàng. Nhất là từ lúc nàng sinh con đầu lòng phải nghỉ việc ở nhà trông nom con. Ngọc cho rằng Xuân chẳng hề biết ơn sự hy sinh và đóng góp của nàng cho cuộc sống chung đôi của cả hai. Nàng quan niệm sự làm lành với bố mẹ chồng tương đương với sự chấp thuận thái độ thờ ơ lạnh nhạt của chồng.
Trong số ba người vừa kể trên, chỉ có Mai là người ít dự phần vào hành động của chồng nhất. Việc tìm gặp bồ cũ của Phùng một thời gian sau khi cưới vợ liên hệ đến tâm trạng lẫn lộn của chàng giữa một chàng độc thân và một gã đàn ông có vợ hơn là thái độ của chàng đối với Mai. Tuy nhiên, Mai cũng có thể xét lại vai trò của nàng, nhìn lại đoạn đường hai vợ chồng đã đi qua, đặc biệt là giai đoạn sau khi việc ngoại tình của Phùng xảy ra. Điều này đưa chúng ta sang giai đoạn kế tiếp của tiến trình Tha Thứ.
6.- Tạo dựng một quan niệm mới:
Bởi vì nhân sinh quan của chị đã bị rách nát cùng với niềm tin, cho nên chị mới cố gắng vun trồng một quan niệm quan mới cho chính mình, cho người bạn đời và cho tình nghĩa vợ chồng. Hãy xét trường hợp dối dang của cặp Mai Phùng. Có lẽ cũng như các khác, Mai quan niệm một cuộc hôn phối có “vụng trộm tình ái” là một kết nối sai lầm xấu xa. Hiện tại Mai nên tìm một lối kết nối sai lầm xấu xa. Hiện tại Mai nên tìm một lối nhìn khác, coi Hôn Nhân Như Là Một Quảng Đường Trên Con Đường Thiên Lý Của Cuộc Sống. Trên đoạn đường đi chung ấy anh chị có thể va chạm với những ghềnh dốc mấp mô hoặc các hố sâu lũng lầy như việc phụ bạc, lũng đoạn tài chánh, hoặc chàng bên mẹ lạnh nhạt với vợ, rồi cuối cùng hai người cũng không đành bỏ nhau và hôn nhân vẫn là một kết nối tốt.
Những mẫu người tốt vẫn có thể đôi khi làm chuyện xấu và chị nên hiểu thực trạng này. Khi tạo dựng một quan niệm mới cho liên hệ lứa đôi, chị nên nhìn tương lại. Bác sĩ Ruman thường hỏi bệnh nhân của bà “Hai người nếu vẫn tiếp tục sống chung thì sẽ được những gì, lợi ích thế nào so với các điều họ đã đánh mất trong quá khứ?”. Cả hai phải thương lượng, trao đổi ý kiến với nhau, và cùng cố gắng sắp đặt cho một ngày mai sáng sủa hơn, tình thân ái gắn bó hơn sau trận bão lòng vì một người đã “xé lẻ”. Điều khoản thứ 6 này áp dụng rất hữu hiệu trong trường hợp của Diệu và Doãn. Trước khi xảy ra việc thụt két quan hệ giữa hai người không đồng đều. Doãn coi Diệu như đứa trẻ con không hề phải lo lắng về tiền bạc hoặc những món chi tiêu lớn trong gia đình. Diệu chỉ biết thưởng thức món ăn ngon mỗi lần chồng mời nàng đi ăn các tiệm ăn sang trọng; hoặc vui đùa trong các chuyến nghỉ hè, đi xa. Sau khi xảy ra biến cố lũng đoạn tài chánh mà cả hai học cách đương đầu, xoay sở và tránh việc cãi vã, bêu xấu nhau, tình nhân giữa vợ chồng trở nên bình đẳng và “trưởng thành” hơn đến nỗi Diệu thôi không oán trách Doãn và sẵn sàng tha thứ cho chàng.
Nhìn lại đoạn đường đã đi qua của Diệu cảm thấy nàng không còn “ấu trĩ” vô tư nữa, lúc này nàng đã biết tháo vát chia sẻ mọi lo âu cùng chồng và nuôi nấng niềm tin tự tin nơi mình.
7.- Thay đổi cách cư xử:
Bác sĩ Ruman khuyên cả ba cặp vợ chồng nói trên áp dụng điều số 7 này. Mỗi cặp kê khai trên giấy những thói quên tốt nên làm cho nhau cùng các điều xấu nên bỏ – vì nhau. Họ cũng giao ước sẽ liệt kê các điều này mỗi tuần trong thời hạn 3 tháng. Bà Ruman cho rằng một khi thay đổi cách cư xử thì ý nghĩa và cảm xúc cũng sẽ đổi thay luôn. Hơn nữa, việc sửa đổi cách cử chỉ săn sóc, âu yếm trong cuộc sống lứa đôi dễ thực hiện hơn là đợi đến khi cơn giận to tổ bố tích trữ lâu ngày đùng đùng sôi lên thì khó lòng mà dập tắt được.
8.- Tìm nguồn an ủi
Đôi khi chị cũng nên tâm sự với bạn tốt để tìm lời hướng dẫn. Nếu chị quá uất ức và muốn đoạn tuyệt, dứt bỏ tình phu phụ. Chị nên cân nhắc với cô bạn thân về các điểm tốt nơi chồng để xem bên nào nặng hơn: các tính tốt của chàng hay lỗi lầm chàng đã phạm?
9.- Hãy để cho ký ước ngủ yên:
Tha thứ và quên đi một lỗi lầm không có nghĩa rằng chị sẽ mắc chứng đãng trí, kém trí nhớ. Chắc chị sẽ khó mà quên đi một vết hằn nhức nhối trong tim như việc ngoại tình của chàng. Tuy nhiên mỗi lần chị nhớ lại chuyện xấu xa ấy, các chi tiết phai mờ dần theo thời gian. Nấu chị vẫn còn nhớ rõ mồm một việc “ăn vụng ái tình” của chàng 15-20 năm về trước như mới xảy ra ngày hôm qua tức là chị phải cần một thời gian khá lâu nữa để tha thứ.
Quên lãng là tiến trình tự nhiên theo luật đào thải của tạo hóa. Bác sĩ Ruman khuyên các bệnh nhân của bà hãy để cho ký ức phủ rong rêu bằng cách đừng khơi lại chuyện cũ. Sau khi cam kết chính bạn thân; chị cần tiến thêm một bước nữa: tránh không nhắc lại các chi tiết của “việc lạc đường” của chồng với bạn bè. Hãy để cho thời gian phủ lớp bụi mờ lên trí nhớ.
Tóm lại 9 giai đoạn trong tiến trình tha thứ là tìm một hướng mới để sống chuỗi ngày còn lại trong không khí thuận hòa. Chẳng cần biết điều gì sẽ xảy đến trong cuộc sống chung đôi của chị, nếu mỗi ngày đều trôi qua trong hằn học, ngi ngờ, giận hờn thì chỉ là cách tai hại nhất để đày đọa lẫn nhau thôi. Nếu việc phản bội của chàng khiến chị quá khổ đau, chẳng có thể quên được, chẳng còn gì để níu kéo nữa thì cứ việc tách rời, cắt đứt. Bạn bè, các người thân thuộc sẽ giúp chị nhen nhúm lại niềm tin.
Tuy nhiên, nếu chị còn muốn vá víu ân tình, chị muốn lên đón nhận những tia nắng ấm cho một ngày mai an bình.
Lê Mộng Hoàng