Những người tập trung vào hiện tại sẽ hạnh phúc hơn và có sự kết nối nhiều hơn với người khác. (Hình: Dusan Jovic/Unsplash)
Trong cuộc sống, đôi khi không phải vì những thứ xung quanh như tiền bạc hay người khác làm bạn không hạnh phúc mà nó lại xuất phát từ chính bản thân chúng ta.
Những suy nghĩ, thói quen trong đời sống hằng ngày, tưởng chừng là nhỏ nhưng lại có ảnh hưởng đến hạnh phúc mà chúng ta luôn tìm kiếm, theo trang mạng BrightSide.
1. Ám ảnh quá khứ, lo lắng tương lai mà quên thực tại
Tất nhiên không phải suy nghĩ về quá khứ hay tương lai sẽ khiến bạn không hạnh phúc nhưng tốt hơn hết là đừng để bản thân bị mắc kẹt trong đó. Những chuyện xảy ra trong quá khứ thường cho thấy những vấn đề chưa được giải quyết; nó sẽ khiến bạn cảm thấy nặng nề, tiếc nuối và hối hận. Trong khi đó, dành quá nhiều thời gian vào tương lai sẽ khiến bạn mông lung, lo lắng và sợ hãi.
Các cuộc nghiên cứu từ nhiều năm qua cho thấy, những người tập trung vào hiện tại sẽ hạnh phúc hơn và có sự kết nối nhiều hơn với người khác.
2. Nuôi hận thù trong lòng
Thứ nhất, hận thù mang lại rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực, từ việc khiến bạn dễ bị rơi vào trầm cảm, bị tim mạch và đem lại phiền muộn cho sức khỏe tâm thần.
Thứ hai, bạn cần phải hiểu rằng lý do cốt lõi đằng sau sự hận thù đó, nó có thể xuất phát từ bạn, do bạn thiếu tự tin hoặc bị tổn thương sâu sắc. Nếu ai nói bạn là ngu ngốc, thay vì cho rằng điều đó là sự thật, dẫn đến thù ghét người ta, thì hãy biến nó là cơ hội để bạn tập trung phát triển bản thân hơn.
Thứ ba, bạn đang tự làm tổn thương chính mình. Khi trong tâm trí mình luôn nghĩ đến chuyện tiêu cực, nó sẽ dần dần dẫn đến sự tức giận và sự bất lực. Bạn lãng phí thời gian và năng lượng quý báu của mình vào điều mà bạn không thể thay đổi trong lúc này. Vì vậy, tại sao không tốt hơn hết là đi gặp bác sĩ tâm lý, học cách buông bỏ và làm cho cuộc sống của mình tươi đẹp hơn bằng những điều ý nghĩa?
3. Bạn không cho phép mình mắc sai lầm
Chúng ta thường hay quên rằng một số phát minh đem lại lợi ích cho con người ngày nay lại xuất phát từ những lỗi lầm và được tạo ra một cách rất tình cờ. Chẳng hạn như máy đo nhịp tim, lò vi song, thuốc vaccine penicillin là một trong số đó. Chúng ta luôn muốn mình phải hoàn hảo, nhưng chính vì mong cầu điều ấy mà nó khiến ta đánh rơi hạnh phúc. Đối với một số người, chỉ cần họ phạm phải một sai lầm nhỏ cũng dễ khiến họ trở nên lo lắng, suy sụp. Dần dần, cứ mỗi lần có điều gì sai xảy ra sẽ làm họ luôn bồn chồn và tự trách mắng bản thân. Khi nặng hơn, nó sẽ rối loạn ăn uống và các vấn đề sức khỏe khác.
Vì vậy, thay vi trách mắng bản thân mỗi khi làm sai thì bạn hãy nó làm động lực để mình cố gắng hơn, như chính nhà khoa học Thomas Edison từng nói, “Tôi không thất bại 10,000 lần mà tôi tìm thấy thành công sau 10,000 lần sai lầm.”
Dành thời gian ngắm mây trôi, và tập trung càng nhiều chi tiết càng tốt sẽ giúp bạn cảm thấy bình yên hơn. (Hình: Billy Huỳnh/Unsplash)
4. Bạn luôn nghĩ mình là nạn nhân
Khi đổ lỗi cho mọi thứ xung quanh, từ những việc nhỏ cho đến việc lớn, bạn đang tự chôn vùi hạnh phúc của mình. Chẳng hạn như việc đi làm trễ là do bị kẹt xe, chứ chẳng phải do bạn nên dậy sớm hơn, không có đủ tiền để đi du lịch là do công việc của bạn trả không xứng chứ không phải do bạn nên tự kiếm cơ hội tốt hơn. Cứ như vậy, bạn cảm thấy mình không kiểm soát được những thứ bạn cho rằng là không công bằng với mình.
Hãy nhìn vào lại ví dụ chuyện đi trễ. Bạn đổ thừa là do kẹt xe và bạn không thể làm nào khác. Nhưng kẹt xe vẫn sẽ diễn ra không hôm nay thì cũng ngày mai, ngày mốt và liệu bạn sẽ suốt đời đi muộn?
Nhưng nếu bạn thừa nhận mình là người chịu trách nhiệm cho việc đi trễ, nó sẽ cho bạn nhiều lựa chọn hơn. Bạn sẽ dậy sớm hơn, hay chủ động xin sếp sắp xếp lại thời gian phù hợp với mình hoặc chọn một phòng tập thể dục gần chỗ làm để không bị trễ. Hãy tập nhìn sự việc bằng góc nhìn như thế, bạn sẽ làm chủ được mọi thứ cũng như nhìn thấy những sự việc xảy ra là cơ hội chứ không phải là rào cản.
5. Tránh tập trung vào cảm nhận của chính mình
Từ hồi nhỏ, chúng ta thường hay được dạy là không nên thể hiện những cảm xúc khó chịu hay cảm thấy không tốt ra bên ngoài. Những câu chữ thường dùng để an ủi lúc nào cũng thường hay bắt đầu rằng “Đừng khóc nữa, đừng buồn vì những chuyện đó nữa.” Dần dần, chúng ta học cách giấu giếm những cảm xúc tiêu cực, và điều này tưởng chừng như là tốt nhưng thực ra lại đem lại kết quả rất xấu.
Theo các chuyên gia tâm lý, việc che giấu trong lòng những cảm xúc tiêu cực sẽ góp phần làm mờ đi và tê liệt những cảm xúc tích cực. Nó còn ảnh hưởng đến việc giao tiếp và các mối quan hệ xung quanh, dẫn đến tình trạng tắt cảm xúc và sẽ ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất rất nhiều.
Một trong số những cách giúp chúng ta thể hiện cảm xúc thông qua các hoạt động như khiêu vũ, nhảy múa hay tập thể dục. Điều này không chỉ giúp bạn khỏe mạnh mà còn giải phóng những năng lượng tiêu cực ra khỏi cơ thể và tâm trí.
Dưới đây là một bài tập đơn giản giúp bạn sống trong thực tại.
1. Chăm chú, tập trung vào việc lắng nghe
Cố gắng chú ý đến mọi âm thanh, từ xa, gần, yên tĩnh và to. Sau đó bạn tập trung vào khứu giác và khám phá các mùi khác nhau, từ nhẹ nhàng cho đến nồng.
2. Ngắm mây trôi
Hãy dành thời gian ngắm mây trôi, và tập trung càng nhiều chi tiết càng tốt. Và bạn hãy hình dung và mô tả các hình dáng mây theo trí tưởng tượng của mình. (K.D)
Nguồn: https://saigonnhonews.com/