Cuối cùng, em đã bỏ tôi mà đi.
Một chuyến đi, em và tôi đều đau đớn biết rằng, sẽ không có ngày trở lại.
Mãi mãi không có ngày trở lại.
Mãi đến khi em thở hắt ra một lần cuối cùng, tôi mới giật mình tự hỏi, liệu mình có sống sót nổi để vượt qua cuộc chia ly buốt lòng này hay không. Tôi muốn quay qua hỏi em, nhưng đã không kịp nữa rồi.
Em còn nhớ không, ngày xưa, thuở chúng mình còn có những cuộc hẹn hò trên những đường phố đông đúc bụi bậm của Sài Gòn, mỗi lần chia tay từ biệt ai về nhà nấy, tôi đều hỏi em: bao giờ thì chúng mình sẽ gặp lại nhau nữa hả em? Những lần ấy, em đều có sẵn câu trả lời cho tôi để tôi ra về với sự ấm áp từ tim em còn tiếp tục sưởi ấm trái tim cằn khô tội nghiệp của mình vì bao gian nan khổ nhọc của cuộc đời.
Cho đến khi hai đứa mình chính thức được sống chung dưới một mái nhà, câu hỏi ấy mới ngưng không được hỏi.
Cho đến hôm nay, sau 36 năm vui buồn sướng khổ bên nhau, tôi mới nhớ ra mình phải hỏi lại em câu hỏi ấy vào lúc mình chia tay hôm nay:
Bao giờ thì chúng mình sẽ gặp lại nhau nữa hả em?
Nhưng đã muộn mất rồi.
Em đã im hơi lặng tiếng rồi. Em đã thanh thản nhắm mắt rồi. Em đã biệt tích trong thế giới mà 73 năm cuộc đời mình tôi chưa từng được đặt chân đến. Làm sao tôi biết được em ở đâu mà tìm, mà níu giữ, mà hỏi han.
Hay là hỏi Chúa của em?
Nếu có được Chúa trả lời, chắc cũng vô ích thôi, vì em sẽ được Chúa cho em vào nơi mà tôi biết chắc mình sẽ không bao giờ được phép bén mảng tới.
Như vậy là mình sẽ vĩnh viễn xa nhau, phải không em?
Bản án này có quá nặng nề cho kẻ không ngoan đạo như tôi không?
Tim tôi nhói đau khi viết những dòng này, cho em, cho tôi, cho những đứa con tuyệt vời của chúng ta, trong căn nhà hai đứa mình đã làm lụng vất vả, chắt chiu dành dụm, để an hưởng cuối đời. Căn nhà mà mỗi góc phòng, mỗi lối đi, mỗi vật dụng, mỗi trang trí đều có bàn tay em chạm vào, đều có con mắt tinh tường thẩm mỹ của em chiếu rọi vào và biến chúng thành tổ ấm lý tưởng cho gia đình, cho các con, cho chúng ta.
Giờ thì chỉ còn mình tôi ngồi ngó mông chung quanh trong nỗi quạnh quẽ ngay trong tổ ấm của chúng ta, mắt cứ mờ dần đi vì mưa bụi. Mưa bụi hay nước mắt? Tuổi già nước mắt như sương. Là mưa bụi, là sương mù, hay nước mắt thì có hề gì, phải không em?
Tôi đang nghĩ về những năm tháng tuyệt vời của cuộc hôn nhân hạnh phúc của chúng ta. Thật quá đỗi hạnh phúc.
Chúng ta đã vui vẻ chấp nhận hạnh phúc trong hơn 36 năm qua. Chúng ta cũng đã vui vẻ chấp nhận một viễn ảnh chia tay trong những ngày tháng cuối cùng của căn bệnh quái ác. Chúng ta đã bảo nhau mình không có gì phải hối tiếc.
Chỉ tội nghiệp cho tôi phải làm kẻ đi sau.
Nhưng nếu Chúa cho tôi được chọn lựa, tôi vẫn chọn lựa làm kẻ đi sau, vì tôi không muốn em phải đau đớn như tôi đang đau đớn, không muốn em phải một mình như tôi đang một mình.
Chỉ đến giờ phút này, tôi mới nhận ra mình thương em nhiều hơn là tôi tưởng. Cần em nhiều hơn tôi tưởng.
Nhưng, như mình đã bảo với nhau, phải vui vẻ chấp nhận.
Oanh ơi, anh đang vui vẻ chấp nhận!
Vậy thì, Oanh nhé!
Fare thee well! and if for ever,
Still for ever, fare thee well
(Lord Byron)
Thôi chia tay, và nếu là mãi mãi
Xin một lần được mãi mãi chia tay
T.Vấn
English version
(Translated by Kathy Y-Vy Truong)
Fare Thee Well
At last, you have abandoned me.
You have started a journey — a journey from which we both know you will never return.
You will never again return to my side.
Only until you took your very last breath did I suddenly ask myself — would I even be able to survive this heartbreaking goodbye?
I wanted to ask you.
But it was already too late.
Do you remember those good old days–where we would always plan to meet up on those dusty, rowdy, busy streets of Saigon? And every time we had to say good-bye, I would ask you: when can I see you again?
And every time, you always had an answer prepared. And that promise warmed my heart. The warmth from your lovely heart flowed into mine, sustaining my battered, broken, and worn down soul where life has already taken its toll.
It was not until we were finally able to live together under the same roof, did I stop asking this question.
Now, after 36 years of sharing in happiness and in sorrows, did I realize I must ask you this question…the same question I have asked you so many times before:
When will we see each other again?
But, it is already too late.
You have already peacefully closed your eyes. Your words…forever lost with your last breath. You have gone beyond to a place that I, even now, in my 73 years of life, have never had the chance to know…the chance to visit. So my love, how then can I even know where to find you, to make you come back, to keep you? Who can I even ask?
Or should I ask your God?
If He answers me, would it be for naught? For I know He has taken you to a place beyond the reach of my sinful, wretched soul.
My love, does that mean we will never see each other again?
Is not this punishment too harsh for an undevout man like me?
My heart has been shattered into pieces as I realized the damnation of these words. These damning words…haunting me, killing me as I look back on our life–with you and me and our beautiful children, in the home we have worked so hard for and had planned to spend the last days of our lives together; the home where every single room, every single wall, every single piece of furniture was put together in its perfect place by you. Your beautiful vision transformed our place into a sweet and loving home full of warmth for our family and for our friends.
And now I stand here by myself, looking at this lovely home we’ve built together… my eyes getting blurrier and blurrier by the minute. Is it the rain, is it the fog, or is it my tears? I guess it doesn’t matter anymore, does it… my love?
I reminisce about all the happiest moments from our happy marriage. The marriage that we were so lucky and blessed to enjoy. How can I forget those happiest days of our lives?
In the past 36 years, we have enjoyed every minute, every second of life. And even in the last few months of our time together, we both joyfully accepted the inevitable goodbye looming ahead of us. We had nothing to regret. Nothing at all.
But oh, how it hurts to be the one who gets left behind…
But even if God had allowed me to choose, I would not have changed a thing. I would not have allowed you to suffer this pain; this pain that brutally strikes me now. I would not have let you be alone, like how I am alone today.
Only until this moment, did I realize just how much I love you, just how much I need you. A thousand… no, a million times more than I had thought.
But just as we had promised each other, we must accept this. We will happily accept this.
So my love, my dearest love, I am happily accepting it now.
My Kim-Oanh, I am letting you go.
Fare thee well! And if forever,
Still forever, fare thee well.
(Lord Byron)
Mẹ Tôi
Ý-Vy, Mẹ tôi và Ý-Vân
Mẹ tôi, bà Maria Nguyễn thị Kim Oanh, sinh ngày 1 tháng 8 năm 1954 tại Hà Nội, miền Bắc Việt Nam. Bà là con thứ hai trong gia đình có 6 người con, 4 gái, 2 trai. Mẹ tôi gặp người chồng tương lai của mình, tức bố tôi – ông Trương Văn Vấn, năm 1960. Lúc ấy, họ mới chỉ là những đứa trẻ và rồi cùng lớn lên với nhau trong tư cách bạn bè trong gia đình. Mẹ và bố luôn luôn có một mối quan hệ đặc biệt với nhau. Sau khi chiến tranh chấm dứt tháng 4 năm 1975, bố tôi bị đi cải tạo. Dù vậy, họ vẫn thường xuyên viết thư cho nhau. Năm 1983, bố tôi ra khỏi trại cải tạo và gặp lại mẹ tôi. Năm 1986, hai người kết hôn (dù chỉ trên giấy tờ) để bổ túc các thủ tục hồ sơ cần thiết sau khi mẹ tôi bằng lòng theo bố tôi qua Mỹ (theo một chương trình tị nạn nhân đạo của chính phủ Hoa Kỳ) hầu tạo dựng một cuộc sống hoàn toàn mới mẻ.
Năm 1991, bố mẹ tôi định cư tại thành phố Wichita, tiểu bang Kansas, và họ đã bắt đầu một cuộc đời mới với hai bàn tay trắng. Bằng tình yêu dành cho nhau và quyết tâm tạo dựng một cuộc sống tốt đẹp, họ đã nuôi dưỡng thành công 3 anh em chúng tôi: Hòa, Ý-Vy và Ý-Vân trên đất Mỹ.
Mẹ tôi làm việc không kể ngày đêm, bất chấp mọi cực khổ để cùng với bố tôi bảo đảm đủ cơm ăn, đủ áo mặc và các nhu cầu giáo dục, tinh thần khác cho chúng tôi như hai người đã từng hứa với nhau sẽ cùng nhau hoàn thành giấc mơ Mỹ cho cả gia đình.
Mẹ tôi, người phụ nữ Việt Nam kiểu mẫu và ngoan đạo, đã dâng hiến trọn đời mình cho Thiên Chúa, cho gia đình mà bà đã cùng với bố tôi tạo dựng. Chúng tôi sẽ luôn luôn nhớ đến bà, một người vợ chung thủy hết lòng với chồng, một người mẹ tận tụy lúc nào cũng chỉ nghĩ đến các con và là một con chiên hết mực thờ phượng Thiên Chúa.
Hình ảnh của mẹ tôi sẽ sống mãi với những sinh linh mẹ tôi đã từng yêu mến, biết đến, an ủi và giúp đỡ khi hoạn nạn. Chúng tôi được hưởng niềm an ủi to lớn vô cùng khi biết rằng tất cả những ai biết đến bà đều yêu mến bà như bà đã yêu mến họ.
Mẹ tôi, người phụ nữ bé nhỏ mang trong mình một trái tim nhân hậu, sẽ sống mãi với chúng tôi trong suốt quãng đời còn lại.
Kayla Ý-Vân Trương
My Mother
(English version by Kayla Y-Vân Trương)
Maria Nguyen Thi Kim Oanh was born on August 1, 1954 in Ha Noi, Vietnam. She is the 2nd oldest of six siblings. Kim met her husband, Truong Van Van in 1960 when they were kids and grew up together as family friends. Kim and Van always had a special connection, and when Van went to prison after the war, they continued their relationship by writing letters to each other. They reunited again in 1983 once Van was released from prison and eventually married in 1986 when Van convinced Kim to move to the States with him to start a new life.
Van and Kim moved to Wichita, KS in 1991 with plans to start anew despite having nothing. Through their hard work and love for each other, they raised three beautiful children: Hoa, Y-Vy, and Y-Van in America. Kim worked countless hours and odd jobs to be able to maintain and raise their family – working towards the promise she made with Van to help their family live the American dream.
Kim dedicated her entire life to God and her family. She will always be remembered as a loving wife, dedicated mother, and a child of God. Her legacy lives on in each of the lives that she touched, and we know that she was so loved by everyone and will always be in our hearts.