.
Tỉnh Sài Gòn - Địa hạt: Sài Gòn, Chợ Lớn, Gò Công, Tân An, Tây Ninh
Tỉnh Mỹ Tho - Địa hạt: Mỹ Tho
Tỉnh Biên Hoà - Địa hạt: Biên Hoà, Bà rịa, Thủ đầu Một
Tỉnh Vĩnh Long - Địa hạt: Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre, Trà Ôn
Tỉnh Châu Đốc - Địa hạt: Châu Đôc, Sa Đéc, Sóc Trăng, Long Xuyên
Tỉnh Hà Tiên - Địa hạt: Hà Tiên, Rạch Giá
(Annuaire de la Cochinchine Française, 1874, p 139 - p 172)
"Theo thông lệ, tại Nam Kỳ, các tỉnh vẫn được phân như thời còn chính quyền An Nam, nhưng tên tỉnh không còn bất kỳ một ý nghĩa hành chính đặc biệt nào. Tất cả mọi quyết định hành chính đều xuất phát từ Sài Gòn. (...)
Việc cai trị bản xứ được giao cho các chánh tham biện (inspecteur des affaires indigènes) và khu vực cai trị của một Chánh tham biện được gọi là Sở tham biện (inspection)."
(Annuaire de la Cochinchine Française, năm1871, page 126)
Năm 1874:
"Việc cai trị bản xứ được giao cho các Chánh tham biện và khu vực cai trị của Chánh tham biện được gọi là "địa hạt" (arrondissement). "
(Annuaire de la Cochinchine Française, năm 1874: page 139)
Như vậy, vào năm 1874, Chính quyền thuộc địa thay tên gọi "inspection" (sở tham biện) bằng "Arrondissement" (Địa hạt).
2 - Các phân khu hành chính (circonscription) và địa hạt Nam kỳ (kể từ 5 Janvier 1876)
Phân khu Sài Gòn - Địa hạt: Sài Gòn, Tây Ninh, Thủ Đầu Một, Biên Hoà, Bà Rịa
Phân khu Mỹ Tho - Địa hạt: Mỹ Tho, Tân An, Gò Công, Chợ Lớn
Phân khu Vĩnh Long - Địa hạt: Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh, Sa Đéc
Phân khu Bassac - Địa hạt: Châu Đốc, Hà Tiên, Long Xuyên, Rạch Giá, Cần Thơ, Sóc Trăng
(Annuaire de la Cochinchine Française, 1878, p 171)
3 - Dân số Nam Kỳ (1887)
(trích : Annuaire de la Cochinchine Française, 1887) p 488
Địa hạt (Arrondissements) |
Pháp | An Nam |
Căm-bốt (Cb) Mọi (Mo) Chàm (Ch) |
Hoa |
Malabar (Ấn) Mã Lai (Ma) |
Tổng Cộng |
Bạc Liêu | 18 | 41 454 |
8 648(Cb) 351(Mo) |
2 332 | 3 (Ấn) | 52 806 |
Bà Rịa | 50 | 8 801 | 316 | 9 167 | ||
Bến Tre | 30 | 161 441 | 1 270 | 6 (Ấn) | 162 747 | |
Biên Hòa | 33 | 61 428 | 940 | 62 401 | ||
Cần Thơ | 20 | 80 000 | 10 630(Cb) | 2 035 | 7 (Ấn) | 92 692 |
Châu Đốc | 28 | 70 660 |
15 090(Cb) 4 385(Ch) |
1 500 | 30 (Ấn) | 91 693 |
Chợ Lớn (ville) | 74 | 17 034 | 14 559 |
68 (Ấn) 24 (Ma) |
31 759 | |
Chợ Lớn (inspection) | 2 | 121 236 | 994 | 122 232 | ||
Gò Công | 13 | 64 170 | 588 | 14 (Ấn) | 64 785 | |
Hà Tiên | 8 | 6 299 | 1 633(Cb) | 908 | 3 (Ấn) | 8 851 |
Long Xuyên | 16 | 76 462 | 2 194(Cb) | 781 | 1 (Ấn) | 79 454 |
Mỹ Tho | 70 | 250 120 | 2 093 | 45 (Ấn) | 252 328 | |
Rạch Giá | 10 | 8 850 | 10 350(Cb) | 870 | 5 (Ấn) | 20 085 |
Sa Đéc | 29 | 125 040 | 1 644 |
4 (Ấn) 1 (Ma) |
126 718 | |
Sài Gòn (Gia Định) | 29 | 161 944 | 883 | 162 856 | ||
Sóc Trăng | 32 | 25 327 | 20 161(Cb) | 4 159 | 18 (Ấn) | 49 697 |
Tân An | 15 | 67 787 | 409 | 2 (Ấn) | 68 213 | |
Tây Ninh | 27 | 25 933 |
2 650(Cb) 338(Ch) |
339 | 29 287 | |
Thủ Đầu Một | 22 | 63 248 | 5 920(Mo) | 379 | 2 (Ấn) | 69 580 |
Trà Vinh | 28 | 45 500 | 40 160(Cb) | 4 114 | 4 (Ấn) | 89 896 |
Vĩnh Long | 35 | 101 480 | 1 391 | 7 (Ấn) | 102 913 | |
Huyện 20 | 191 | 13 532 | 13(Cb) | 830 |
68 (Ấn) 7 (Ma) |
14 641 |
Côn Đảo | 13 | 127 | 190 | 4 (Ấn) | 334 | |
Tổng cộng | 793 | 1 597 963 |
111 520(Cb) 6 280(Mo) 4 728(Ch) |
43 524 |
291 (Ấn) 32 (Ma) |
1 765 135 |
4 - Các trường học tại Bắc Kỳ năm 1886 / năm 1889
a/ Các trường học tại Bắc Kỳ năm 1886
"Khi Paul Bert tới Bắc Kỳ, khắp xứ chỉ có 3 trường Pháp. Trong vòng chưa tới một năm, ngày hội chợ (exposition), ta tính được:
1 trường thông ngôn
9 trường tiểu học (nam)
4 trường tiểu học (nữ)
1 trường tư dạy vẽ
117 trường tư dạy chữ quốc ngữ."
(Les débuts de l'enseignement français au Tonkin, par M.G.Dumoutier, Organisateur et Inspecteur des écoles franco-annamites.)
Paul Bert được cử làm Thống sứ An Nam Bắc Kỳ ngày 8 tháng 4 năm 1886
b/ Các trường học tại Bắc Kỳ năm 1889
trích dịch:
"Tiểu dẫn về nền học chính tiểu học tại Bắc Kỳ
"Số trường được ngân sách Chính quyền Bảo hộ tài trợ tại Bắc Kỳ và An Nam là mười sáu, gồm có một trường thông ngôn tại Hà Nội, mười hai trường Pháp-Annam cho nam học sinh tại các địa điểm sau đây: Nam Định, Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Ninh Bình, Hưng Yên, Quảng Yên, Hải Dương, Sơn Tây, Tuyên Quang, Bình Định và Qui Nhơn;
Ba trường nữ (écoles de filles), quy tụ các học sinh người Âu hai phái nam và nữ, và các nữ sinh người An Nam, tại Hà Nội, Nam Định và Hải Phòng.
Ngoài ra, tại Hà Nội còn có thêm:
Một trường dạy tiếng An Nam cho công chức,
Một trường Pháp, do các giáo sĩ của Hội truyền giáo nước ngoài điều hành;
Và tại Hải Phòng, một trường nữ do các nữ tu sĩ điều hành.
Các giáo sĩ Hội truyền giáo nước ngoài và các giáo sĩ Tây Ba Nha còn có một số trường riêng, quan trọng nhất là trường Phúc Nhạc.
Ngoài các trường của Chính quyền Bảo hộ, chữ Quốc ngữ và vài khái niệm sơ đẳng tiếng Pháp còn được dạy tại khoảng hai mươi trường tư của người An Nam. vào các năm 1886 và 1887, số trường tư lên rất cao; có 42 trường gửi công trình trưng bày tới Hội chợ triển lãm tại Hà Nội."
(trích: Annuaire de l'Indochine pour l'année 1889 - IIe Partie - Annam et Tonkin. trang 270)
5 - Bảng nhật sự (Ephémérides)
(Annuaire de la Cochinchine Française, 1874, p 58)
dịch: (Vice-amiral /Phó đô đốc); (Contre-amiral/Chuẩn đô đốc); (Capitaine de vaisseau/Đại tá Hải quân); (Capitaine de frégate/Trung tá Hải quân)
1/9/1858 - Chiếm Tourane (Phó đô đốc Rigault de Genouilly).
11/2/1859 - Chiếm các chiến lũy cửa sông Đồng Nai (Phó đô đốc Rigault de Genouilly).
17/2/1859 - Chiếm Sài Gòn (Phó đô đốc Rigault de Genouilly).
7 và 8/5/1859 - Đánh bại quân An Nam và chiếm chiến lũy trước cửa Tourane (Phó đô đốc Rigault de Genouilly).
25/2/1861 - Chiếm dãy thành lũy Kỳ Hòa (Phó đô đốc Charner; Đại tá Tây Ba Nha Palanca).
10/4/1861 - Chiếm giữ Kinh Bưu Điện (Arroyo de la Poste) (Đại tá Hải quân Le Couriault du Quilio) - Cái chết vinh quang của Trung tá Hải quân Bourdais.
12/4/1861 - Chiếm Mỹ Tho (Chuẩn đô đốc Page).
9/12/1861 - Chiếm Biên Hòa (Chuẩn đô đốc Bonard).
28/3/1862 - Chiếm Vĩnh Long (Chuẩn đô đốc Bonard).
5/6/1862 - Hiệp ước Sài Gòn (Chuẩn đô đốc Bonard).
25/2/1863 - Chiếm Gò Công (Phó đô đốc Bonard).
11/8/1863 - Vua Cam-bốt, Phara-Norodom ký hiệp ước với đô đốc De la Grandière, chịu sự đô hộ của người Pháp và hiến cho nước Pháp vị trí quan trọng Quatre-bras (tên cam-bốt: chakdomuk) trên sông lớn của Cam-bốt.
22, 23 và 24/6/1864 - Chiến dịch Sông Rẫy.
27/1/1865 - Chiếm Gia Phụ.
25/2/1866 - Hội chợ Triển lãm đầu tiên về nông nghiệp và công nghiệp Nam kỳ.
17/4/1866 - Chiếm Tháp Mười (Chiến dịch Đồng Tháp Mười).
20/6/1867 - Chiếm giữ thành và tỉnh Vĩnh Long (Phó đô đốc de la Grandière).
22/6/1867 - Chiếm giữ thành và tỉnh Châu Đốc (Phó đô đốc de la Grandière).
24/6/1867 - Chiếm giữ thành và tỉnh Hà Tiên (Phó đô đốc de la Grandière).
12/3/1868 - Trung tá Hải quân Doudart de Lagrée, trưởng đoàn thám hiểm khoa học sông Cửu Long, lìa đời.
21/6/1868 - Chiếm lại thành Rạch Giá từ tay quân nổi loạn, ngày 21/6/1868 lúc 3 giờ chiều.
8/11/1868 - Chiến dịch Ti-tinh và đánh tan quân nổi loạn phía Bắc.
24/1/1869 - 26/9/1869 - Các ông d'Arfeuille và Rheinart, thanh tra chánh sự vụ bản xứ, thăm dò xứ Lào
Tháng 4/1870 - Vạch biên giới giữa Cam-bốt và Nam kỳ
6/4/1870 - Chiến dịch dẹp loạn Stiengs
1/7/1870 - Một phái đoàn ngoại giao Xiêm tới Sài Gòn để điều đình các điểu kiện đánh cá trên Biển Hồ.
21/10/1870 - Tuyên ngôn thành lập thể chế cộng hòa.
25/7/1871 - Thiết lập hộ tịch người bản xứ
15/9/1871 - Nghị định bắt buộc tiêm chủng
Lại Như Bằng