Không hiểu sao mỗi khi xuân về, tôi lại nhớ đến bài thơ của thi sĩ Vũ Hoàng Chương với nỗi ngậm ngùi. Bài thơ như một chứng tích lịch sử của một giai đoạn đen tối nhất của đất nước. Ngày Tư ngày Tết, trong dân gian có những bức tranh Đông Hồ vẽ gà vẽ lợn với màu sắc tươi thắm nồng nàn biểu hiệu cho những tâm tình dân tộc cao đẹp từ truyền thống ngàn xưa. Nhưng ở thơ Vịnh Tranh Gà Lợn của thi bá Vũ Hoàng Chương thì lại là biểu hiện của những mập mờ đen tối sẽ phủ chụp xuống cả tương lai của dân tộc Việt.
Xuân Kỷ Hợi năm nay, đọc lại bài thơ, tưởng như đang ngắm nhìn lại bức tranh Đông Hồ xa xưa đậm đặc màu sắc dân tộc để nhớ lại một thời kỳ mà chính mình cũng bị lao đao trong con lốc thời thế.
Đã có những truyền tụng, một bài thơ truyền khẩu vì lúc ấy không còn sách vở của hai mươi năm văn học miền Nam, từ một thời điểm biểu hiện cho chứng tích của một thời thế đảo điên. Có một thi sĩ, cả đời chỉ muốn làm thơ ca tụng tình yêu nhưng lại có những vần thơ ghi chép lại được những biến cố lịch sử từ con mắt quan sát và nhận định của kẻ sĩ Việt Nam. Như bài thơ Lửa Từ Bi hay bài thơ Vịnh Tranh Gà Lợn.
Xuất xứ bài thơ Vịnh Tranh Gà Lợn là từ những ngày đầu xuân trong cảnh tranh sáng tranh tối của thời thế. Lúc ấy, ngày Tết Bính Thìn, khi Cộng Sản vừa chiếm được cả đất nước và một chính sách trả thù phe bên thua trận được áp đặt lên toàn dân tộc. Chính sách phân biệt, bôi xóa đến tận cùng chế độ Việt Nam Cộng Hòa, đốt sách vở bắt giam văn nghệ sĩ và toàn bộ những sĩ quan của quân lực VNCH bị giam tù. Cả triệu người bị trong trại tù và cả toàn dân miền Nam ở trong trại tù lớn hơn. Lúc ấy, thời buổi hỗn quân hỗn quan, thú vật đội lốt người.
Sáng chưa sáng hẳn tối chưa đành
Gà lợn om sòm rối bức tranh
Rằng vách có tai thơ có họa
Biết lòng ai đỏ, mắt ai xanh
Mắt gà huynh đệ bao lần quáng
Lòng lợn âm dương một tấc thành
Cục tác nữa chi đừng ủn ỉn
Nghe rồng ngâm váng khúc tân thanh
Những thành ngữ tục ngữ của dân gian dưới tay nghệ sĩ đã thành đắc địa. Con chữ không phải chỉ còn là một ý mà biến thành nhiều nghĩa và sự thâm trầm sâu lắng trong ngữ nghĩa đã làm bài thơ lột tả được một tâm sự chung mang của cả một thế hệ trong một thế thời tao loạn đầy bất trắc.
Bài thơ được truyền tụng trong thời buổi ấy và cũng là nguyên nhân để những người cầm quyền Cộng Sản bắt giam thi sĩ. Ông bị giam tại Khám Chí Hòa, sau vì đau yếu nên được thả về nhà và mấy ngày sau thì từ trần, đúng vào ngày 6 tháng 9 năm 1976.
Trong tù, ông viết bài thơ cuối cùng của đời mình, gửi cho người thân như linh cảm thấy một cuộc đi xa đã kề sẵn. Thơ như tiếng khóc nén thầm của những dòng thơ, từ dòng cổ thi từ thuở thi bá Nguyễn Du xa xưa, của nỗi niềm “bất tri tam bách dư niên hậu, thiên hạ hà nhân khấp Tố Như” đến nỗi đau nước mất nhà tan bây giờ.
Thấm thoát vào đây tháng đã tròn
Lông hồng gieo xuống nặng bằng non
Một manh chiếu lỉa hồn ngây ngất
Ba chén cơm rau xác mỏi mòn
Ngày tới bữa ăn càng nhớ vợ
Đêm về giấc ngủ lại thương con
Bao nhiêu nước chảy qua cầu nữa
Chẳng dễ gì phai một tấm son
Con chim trước khi chết, tiếng hót bi thương. Người thi sĩ, trước khi lìa bỏ trần gian, lời kêu ai oán. Bài thơ thất ngôn bát cú như gói ghém cả một tâm tình. Quốc phá, gia vong, thân giam trong cũi sắt ngục tù, thân thế hao mòn nhưng thời thế lịch sử như trôi qua của nước chảy qua cầu và vằng vặc không bao giờ phai nhạt tấm lòng son sắt với đời, với người, và cả cùng dân tộc và đất nước.
Tranh gà lợn Đông Hồ có làm tôi nhớ lại bài thơ của thi bá. Ôi, trong đời sống xứ người làm sao tìm được màu sắc tươi trong của những ý tưởng đơn sơ nhưng nhiều chất chứa. Đọc thơ Vũ Hoàng Chương, ngắm tranh gà lợn, có phải là một phút giây nhớ về quê hương, tưởng niệm những người đã khuất.
* * *
Ở văn chương thế giới, hình ảnh con heo đã được xử dụng như một biểu tượng của những ẩn dụ sâu sắc. Với người Trung Hoa, nhân vật Trư Bát Giới được mô tả:
Bèo cám bê bết quanh mồm
Tai như chiếc quạt mắt tròn vàng hoe
Răng nanh nhọn hoắt gớm ghê
Mõm dài há ngoác đỏ khè đến kinh
Mũ kim khôi ánh lung linh
Áo giáp lấp lánh quanh mình thắt dây
Đinh ba chín mũi cầm tay
Bên vai lủng lẳng một cây cung dài
Oai như Thái Tuế trên trời
Hiên ngang dữ tợn thần người dám đương
Từ một nhân vật có thực là Đường Tam Tạng Ngô Thừa Ân trong Tây Du Ký đã sáng tạo ra thêm các nhân vật khác biểu trưng cho những tâm tính của con người. Như Đường Tăng tiêu biểu cho lòng vị tha nhân từ. Ngộ Không tiêu biểu cho sức mạnh và trí tuệ. Sa Tăng thể hiện cho tính nhẫn nại. Lão Trư Bát Giới biểu hiện cho dục vọng.
Trư Bát Giới lúc đầu giữ chức Thiên Bồng Nguyên Soái chỉ huy 8 vạn thủy binh ở Thiên Đình. Trong bữa tiệc hội đủ chức sắc trên Thiên Đình Trư Bát Giới vì bản tính dâm đãng nên mạo phạm đến Hằng Nga mượn men say của rượu để tán tỉnh và bị kết tội đầy xuống hạ giới.
Trong những hồi đầu của tiểu thuyết Tây Du Ký, thầy trò Đường Tăng và Tôn Ngộ Không đến Cao Gia Trang thì được biết đứa con gái lớn của trại chủ bị bắt cóc mà người bắt cóc là Trư Bát Giới với ý định cầu hôn làm vợ. Bát Giới và Ngộ Không giao chiến với nhau nhưng sau biết rằng Trư Bát Giới là đồ đệ của Đường Tăng mà Phật Bà Quan Âm chỉ định để theo phò tá đi thỉnh kinh để chuộc lại những lỗi lầm đã thành nghiệp chướng.
Bát Giới có một cào cỏ 9 răng bằng sắt làm vũ khí và cũng có 36 phép thần thông biến hóa. Dọc theo đường thỉnh kinh gặp nhiều yêu quái nhưng công cuộc thỉnh kinh thành công viên mãn, Bát Giới chỉ được phong làm Tịnh Đàn Sứ Giả với phần thưởng là làm công việc lau dọn bàn thờ, nơi mà Lão Trư có thể hưởng phần cúng lễ trên bàn thờ một cách thỏa thích...
Bát Giới phân bì tại sao các nhân vật chính khác trong cuộc thỉnh kinh đều thành Phật hoặc La Hán thì được trả lời: “Tại nhà ngươi ăn khỏe mà tính lại lười nên dạ dầy to lắm. Mà khắp bốn đại bộ châu trong thiên hạ những nơi ngưỡng mộ đạo ta rất nhiều, phàm các việc Phật ta giao cho nhà ngươi làm tịnh đàn cũng là một chức phẩm có được ăn uống sao lại không tốt”.
* * *
Trong văn chương thế giới có một tiểu thuyết có cái nhìn tiên đoán về hiểm họa Cộng Sản của thế giới và đã thành một danh tác của thế kỷ XX. Đó là tác phẩm The Animal Farm của tác giả George Orwell. Trong cái ý tưởng thâm thúy của mình, tác giả đã có lần đề nghị với các dịch giả người Pháp về nhan đề của cuốn tiểu thuyết này là “Union des Republiques Socialistes Animals”, một lối chơi chữ với những chữ viết tắt là URSA chữ La tinh có nghĩa là con gấu hay chùm sao Đại Hùng Tinh. Mà con gấu là tượng trưng cho nước Nga nên những ẩn dụ trong tiểu thuyết này ám chỉ nước Nga với những nhân vật lãnh đạo có bản chất gần giống với những thú vật được phác họa.
The Animal Farm, một tiểu thuyết nổi danh của George Orwell viết và xuất bản năm 1945 khi thế giới chiến tranh lần thứ hai chấm dứt. Tiểu thuyết này kể về một nhóm súc vật nổi dậy chống lại trang chủ với mục đích tổ chức lại đời sống với hy vọng tạo một thế giới riêng mà mọi loại súc vật đều bình đẳng, tự do, và hạnh phúc. Nhưng ở kết cuộc, tất cả bị phỉnh phờ lường gạt và tình trạng trang trại lại tệ hại hơn lúc súc vật chưa nổi dậy.
Tác phẩm này có tính ẩn dụ, nghĩa là tác giả có ngụ ý muốn viết về một hiện thực sẽ xảy ra mà nhân vật Stalin của nước Nga Xô Viết đã phản bội lại những ý hướng tốt đẹp cho dân Nga và trở thành một tên đồ tể ghê gớm của lịch sử thế giới.
Nhưng những người Cộng Sản ở thế kỷ 21 này, khi chế độ Cộng Sản chỉ còn vương vất ở một vài quốc gia, mà ở Việt Nam với bách khoa toàn thư mở Wikipedia chữ Việt lại viết về tác phẩm The Animal Farm như sau:
Có những người cho rằng George Orwell đã dùng hình tượng những con gia súc trong trang trại để thể hiện những tiên đoán của ông về một nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nhưng thực ra không phải vậy, tác phẩm được hoàn thành năm 1945 vào thời điểm đó phương Tây không có thông tin đầy đủ về những nhà nước này như Liên Xô và hệ tư tưởng Xã Hội Chủ Nghĩa đang ở thời kỳ thịnh vượng nhất chưa bộc lộ những yếu kém của mình. Orwell đã nói rằng tác phẩm của ông không ám chỉ bất cứ quốc gia hoặc hệ thống chính trị nào, những gì tác phẩm mô tả có thể xảy ra ở mọi nơi tại mọi quốc gia trong mọi giai đoạn lịch sử.
Năm 1945, thời điểm mà George Orwell viết The Animal Farm thì Liên Xô và hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa không ở trong thời kỳ thịnh vượng nhất mà sau Hội Nghị Teheran đã tỏ lộ ra một hiểm họa cho cả thế giới. Stalin trong tiến trình lãnh đạo nước Nga đã xảy ra biết bao nhiêu cuộc thanh trừng đẫm máu và tư tưởng Xã Hội Chủ Nghĩa chỉ là một bánh vẽ để thưc hiện những mưu đồ làm chủ nước Nga trước rồi bá chủ thế giới sau. Trong cuộc đời của tác giả The Animal Farm, ông đã tham dự vào cuộc chiến ở Tây Ban Nha và đã bị truy nã tìm giết vì thuộc phe Troskit. Và, viết tác phẩm này, ông coi như một tiên đoán về hiểm họa sẽ làm hư hại cả thế giới.
Tới hôm nay, tiểu thuyết của George Orwell sao phác họa lại những sự kiện, những nhân vật, lại giống y như tại Việt Nam:
Tiểu thuyết không chỉ đề cập tới sự tham nhũng bởi các lãnh đạo bị tha hóa mà còn cả việc làm sao sự đồi bại, dửng dưng lãnh đạm, ham danh lợi và thiển cận có thể tiêu diệt bất kỳ khả năng nào của một xã hội mới tốt đẹp và bình đẳng hơn...
The Animal Farm của nhà văn George Orwell được xuất bản ở Việt Nam với bản Việt ngữ nhan đề “Chuyện ở Nông Trại” năm 2012 và sau đó đã bị chỉ trích từ những văn nô của chế độ Cộng Sản toàn trị Việt Nam. Cuốn sách xuất bản đầu tiên năm 1945 bằng Anh ngữ nhưng phải đến hơn một nửa thế kỷ sau mới được xuất bản với bản dịch Việt ngữ “Chuyện ở Nông Trại” muốn đánh lạc hướng kiểm duyệt nên không dùng nhan đề Trại Thú Vật đã được quen biết. Tuy không bị kiểm duyệt một cách trực tiếp như tịch thâu nhưng cũng bị các “dư luận viên” (kẻ đâm thuê chửi mướn được trả lương của chế độ) chửi bới như Hoàng Oanh nhan đề “Nhà văn Anh George Orwell: lạc đàn chuyên nghiệp” trên trang mạng của Công An: cand.com.vn, hay Trúc Vân trên Petro Times “Những cuốn sách gây bức xúc của nhà xuất bản Nhã Nam”. Tất cả hai bài viết này đều chung một luận điệu như:
Đã có những truyền tụng, một bài thơ truyền khẩu vì lúc ấy không còn sách vở của hai mươi năm văn học miền Nam, từ một thời điểm biểu hiện cho chứng tích của một thời thế đảo điên. Có một thi sĩ, cả đời chỉ muốn làm thơ ca tụng tình yêu nhưng lại có những vần thơ ghi chép lại được những biến cố lịch sử từ con mắt quan sát và nhận định của kẻ sĩ Việt Nam. Như bài thơ Lửa Từ Bi hay bài thơ Vịnh Tranh Gà Lợn.
Xuất xứ bài thơ Vịnh Tranh Gà Lợn là từ những ngày đầu xuân trong cảnh tranh sáng tranh tối của thời thế. Lúc ấy, ngày Tết Bính Thìn, khi Cộng Sản vừa chiếm được cả đất nước và một chính sách trả thù phe bên thua trận được áp đặt lên toàn dân tộc. Chính sách phân biệt, bôi xóa đến tận cùng chế độ Việt Nam Cộng Hòa, đốt sách vở bắt giam văn nghệ sĩ và toàn bộ những sĩ quan của quân lực VNCH bị giam tù. Cả triệu người bị trong trại tù và cả toàn dân miền Nam ở trong trại tù lớn hơn. Lúc ấy, thời buổi hỗn quân hỗn quan, thú vật đội lốt người.
Sáng chưa sáng hẳn tối chưa đành
Gà lợn om sòm rối bức tranh
Rằng vách có tai thơ có họa
Biết lòng ai đỏ, mắt ai xanh
Mắt gà huynh đệ bao lần quáng
Lòng lợn âm dương một tấc thành
Cục tác nữa chi đừng ủn ỉn
Nghe rồng ngâm váng khúc tân thanh
Những thành ngữ tục ngữ của dân gian dưới tay nghệ sĩ đã thành đắc địa. Con chữ không phải chỉ còn là một ý mà biến thành nhiều nghĩa và sự thâm trầm sâu lắng trong ngữ nghĩa đã làm bài thơ lột tả được một tâm sự chung mang của cả một thế hệ trong một thế thời tao loạn đầy bất trắc.
Bài thơ được truyền tụng trong thời buổi ấy và cũng là nguyên nhân để những người cầm quyền Cộng Sản bắt giam thi sĩ. Ông bị giam tại Khám Chí Hòa, sau vì đau yếu nên được thả về nhà và mấy ngày sau thì từ trần, đúng vào ngày 6 tháng 9 năm 1976.
Trong tù, ông viết bài thơ cuối cùng của đời mình, gửi cho người thân như linh cảm thấy một cuộc đi xa đã kề sẵn. Thơ như tiếng khóc nén thầm của những dòng thơ, từ dòng cổ thi từ thuở thi bá Nguyễn Du xa xưa, của nỗi niềm “bất tri tam bách dư niên hậu, thiên hạ hà nhân khấp Tố Như” đến nỗi đau nước mất nhà tan bây giờ.
Thấm thoát vào đây tháng đã tròn
Lông hồng gieo xuống nặng bằng non
Một manh chiếu lỉa hồn ngây ngất
Ba chén cơm rau xác mỏi mòn
Ngày tới bữa ăn càng nhớ vợ
Đêm về giấc ngủ lại thương con
Bao nhiêu nước chảy qua cầu nữa
Chẳng dễ gì phai một tấm son
Con chim trước khi chết, tiếng hót bi thương. Người thi sĩ, trước khi lìa bỏ trần gian, lời kêu ai oán. Bài thơ thất ngôn bát cú như gói ghém cả một tâm tình. Quốc phá, gia vong, thân giam trong cũi sắt ngục tù, thân thế hao mòn nhưng thời thế lịch sử như trôi qua của nước chảy qua cầu và vằng vặc không bao giờ phai nhạt tấm lòng son sắt với đời, với người, và cả cùng dân tộc và đất nước.
Tranh gà lợn Đông Hồ có làm tôi nhớ lại bài thơ của thi bá. Ôi, trong đời sống xứ người làm sao tìm được màu sắc tươi trong của những ý tưởng đơn sơ nhưng nhiều chất chứa. Đọc thơ Vũ Hoàng Chương, ngắm tranh gà lợn, có phải là một phút giây nhớ về quê hương, tưởng niệm những người đã khuất.
* * *
Ở văn chương thế giới, hình ảnh con heo đã được xử dụng như một biểu tượng của những ẩn dụ sâu sắc. Với người Trung Hoa, nhân vật Trư Bát Giới được mô tả:
Bèo cám bê bết quanh mồm
Tai như chiếc quạt mắt tròn vàng hoe
Răng nanh nhọn hoắt gớm ghê
Mõm dài há ngoác đỏ khè đến kinh
Mũ kim khôi ánh lung linh
Áo giáp lấp lánh quanh mình thắt dây
Đinh ba chín mũi cầm tay
Bên vai lủng lẳng một cây cung dài
Oai như Thái Tuế trên trời
Hiên ngang dữ tợn thần người dám đương
Từ một nhân vật có thực là Đường Tam Tạng Ngô Thừa Ân trong Tây Du Ký đã sáng tạo ra thêm các nhân vật khác biểu trưng cho những tâm tính của con người. Như Đường Tăng tiêu biểu cho lòng vị tha nhân từ. Ngộ Không tiêu biểu cho sức mạnh và trí tuệ. Sa Tăng thể hiện cho tính nhẫn nại. Lão Trư Bát Giới biểu hiện cho dục vọng.
Trư Bát Giới lúc đầu giữ chức Thiên Bồng Nguyên Soái chỉ huy 8 vạn thủy binh ở Thiên Đình. Trong bữa tiệc hội đủ chức sắc trên Thiên Đình Trư Bát Giới vì bản tính dâm đãng nên mạo phạm đến Hằng Nga mượn men say của rượu để tán tỉnh và bị kết tội đầy xuống hạ giới.
Trong những hồi đầu của tiểu thuyết Tây Du Ký, thầy trò Đường Tăng và Tôn Ngộ Không đến Cao Gia Trang thì được biết đứa con gái lớn của trại chủ bị bắt cóc mà người bắt cóc là Trư Bát Giới với ý định cầu hôn làm vợ. Bát Giới và Ngộ Không giao chiến với nhau nhưng sau biết rằng Trư Bát Giới là đồ đệ của Đường Tăng mà Phật Bà Quan Âm chỉ định để theo phò tá đi thỉnh kinh để chuộc lại những lỗi lầm đã thành nghiệp chướng.
Bát Giới có một cào cỏ 9 răng bằng sắt làm vũ khí và cũng có 36 phép thần thông biến hóa. Dọc theo đường thỉnh kinh gặp nhiều yêu quái nhưng công cuộc thỉnh kinh thành công viên mãn, Bát Giới chỉ được phong làm Tịnh Đàn Sứ Giả với phần thưởng là làm công việc lau dọn bàn thờ, nơi mà Lão Trư có thể hưởng phần cúng lễ trên bàn thờ một cách thỏa thích...
Bát Giới phân bì tại sao các nhân vật chính khác trong cuộc thỉnh kinh đều thành Phật hoặc La Hán thì được trả lời: “Tại nhà ngươi ăn khỏe mà tính lại lười nên dạ dầy to lắm. Mà khắp bốn đại bộ châu trong thiên hạ những nơi ngưỡng mộ đạo ta rất nhiều, phàm các việc Phật ta giao cho nhà ngươi làm tịnh đàn cũng là một chức phẩm có được ăn uống sao lại không tốt”.
* * *
Trong văn chương thế giới có một tiểu thuyết có cái nhìn tiên đoán về hiểm họa Cộng Sản của thế giới và đã thành một danh tác của thế kỷ XX. Đó là tác phẩm The Animal Farm của tác giả George Orwell. Trong cái ý tưởng thâm thúy của mình, tác giả đã có lần đề nghị với các dịch giả người Pháp về nhan đề của cuốn tiểu thuyết này là “Union des Republiques Socialistes Animals”, một lối chơi chữ với những chữ viết tắt là URSA chữ La tinh có nghĩa là con gấu hay chùm sao Đại Hùng Tinh. Mà con gấu là tượng trưng cho nước Nga nên những ẩn dụ trong tiểu thuyết này ám chỉ nước Nga với những nhân vật lãnh đạo có bản chất gần giống với những thú vật được phác họa.
The Animal Farm, một tiểu thuyết nổi danh của George Orwell viết và xuất bản năm 1945 khi thế giới chiến tranh lần thứ hai chấm dứt. Tiểu thuyết này kể về một nhóm súc vật nổi dậy chống lại trang chủ với mục đích tổ chức lại đời sống với hy vọng tạo một thế giới riêng mà mọi loại súc vật đều bình đẳng, tự do, và hạnh phúc. Nhưng ở kết cuộc, tất cả bị phỉnh phờ lường gạt và tình trạng trang trại lại tệ hại hơn lúc súc vật chưa nổi dậy.
Tác phẩm này có tính ẩn dụ, nghĩa là tác giả có ngụ ý muốn viết về một hiện thực sẽ xảy ra mà nhân vật Stalin của nước Nga Xô Viết đã phản bội lại những ý hướng tốt đẹp cho dân Nga và trở thành một tên đồ tể ghê gớm của lịch sử thế giới.
Nhưng những người Cộng Sản ở thế kỷ 21 này, khi chế độ Cộng Sản chỉ còn vương vất ở một vài quốc gia, mà ở Việt Nam với bách khoa toàn thư mở Wikipedia chữ Việt lại viết về tác phẩm The Animal Farm như sau:
Có những người cho rằng George Orwell đã dùng hình tượng những con gia súc trong trang trại để thể hiện những tiên đoán của ông về một nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nhưng thực ra không phải vậy, tác phẩm được hoàn thành năm 1945 vào thời điểm đó phương Tây không có thông tin đầy đủ về những nhà nước này như Liên Xô và hệ tư tưởng Xã Hội Chủ Nghĩa đang ở thời kỳ thịnh vượng nhất chưa bộc lộ những yếu kém của mình. Orwell đã nói rằng tác phẩm của ông không ám chỉ bất cứ quốc gia hoặc hệ thống chính trị nào, những gì tác phẩm mô tả có thể xảy ra ở mọi nơi tại mọi quốc gia trong mọi giai đoạn lịch sử.
Năm 1945, thời điểm mà George Orwell viết The Animal Farm thì Liên Xô và hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa không ở trong thời kỳ thịnh vượng nhất mà sau Hội Nghị Teheran đã tỏ lộ ra một hiểm họa cho cả thế giới. Stalin trong tiến trình lãnh đạo nước Nga đã xảy ra biết bao nhiêu cuộc thanh trừng đẫm máu và tư tưởng Xã Hội Chủ Nghĩa chỉ là một bánh vẽ để thưc hiện những mưu đồ làm chủ nước Nga trước rồi bá chủ thế giới sau. Trong cuộc đời của tác giả The Animal Farm, ông đã tham dự vào cuộc chiến ở Tây Ban Nha và đã bị truy nã tìm giết vì thuộc phe Troskit. Và, viết tác phẩm này, ông coi như một tiên đoán về hiểm họa sẽ làm hư hại cả thế giới.
Tới hôm nay, tiểu thuyết của George Orwell sao phác họa lại những sự kiện, những nhân vật, lại giống y như tại Việt Nam:
Tiểu thuyết không chỉ đề cập tới sự tham nhũng bởi các lãnh đạo bị tha hóa mà còn cả việc làm sao sự đồi bại, dửng dưng lãnh đạm, ham danh lợi và thiển cận có thể tiêu diệt bất kỳ khả năng nào của một xã hội mới tốt đẹp và bình đẳng hơn...
The Animal Farm của nhà văn George Orwell được xuất bản ở Việt Nam với bản Việt ngữ nhan đề “Chuyện ở Nông Trại” năm 2012 và sau đó đã bị chỉ trích từ những văn nô của chế độ Cộng Sản toàn trị Việt Nam. Cuốn sách xuất bản đầu tiên năm 1945 bằng Anh ngữ nhưng phải đến hơn một nửa thế kỷ sau mới được xuất bản với bản dịch Việt ngữ “Chuyện ở Nông Trại” muốn đánh lạc hướng kiểm duyệt nên không dùng nhan đề Trại Thú Vật đã được quen biết. Tuy không bị kiểm duyệt một cách trực tiếp như tịch thâu nhưng cũng bị các “dư luận viên” (kẻ đâm thuê chửi mướn được trả lương của chế độ) chửi bới như Hoàng Oanh nhan đề “Nhà văn Anh George Orwell: lạc đàn chuyên nghiệp” trên trang mạng của Công An: cand.com.vn, hay Trúc Vân trên Petro Times “Những cuốn sách gây bức xúc của nhà xuất bản Nhã Nam”. Tất cả hai bài viết này đều chung một luận điệu như:
Điều đặc biệt là tiểu thuyết Trại Súc Vật của George Orwell từ nhiều năm nay đã bị đánh giá như một tác phẩm chứa rất nhiều luận điểm sai trái về chủ nghĩa xã hội và nó bị cấm lưu hành ở những quốc gia theo tư tưởng này. Vì thế mặc dù tiểu thuyết này được tạp chí Times xếp vào danh sách 100 cuốn sách hay nhất bằng tiếng Anh ở thế kỷ XX nhưng với một đất nước như Việt Nam, việc ấn hành Trại Súc Vật đã gây nên bức xúc to lớn trong dư luận.
Dịch giả Phạm Nguyên Trường, người đã chuyển ngữ The Animal Farm sang Việt ngữ “Trại Súc Vật” và lưu hành bản dịch trên trang mạng khá lâu trước khi in thành “Chuyện ở Nông Trại” được nhà xuất bản Hội Nhà Văn và công ty Nhã Nam ấn hành cho biết là vẫn chẳng thấy lệnh cấm gì và cũng phê phán luận điệu của hai bài viết trên:
Xin hỏi họ thấy tác phẩm này đã gây nên bức xúc to lớn trong dư luận ở đâu? Tại cuộc họp nào hay cuộc thăm dò dư luận nào chứng tỏ điều ấy. Tôi cho là viết báo như thế là không có lương tâm, các đồng nghiệp và bạn đọc nên tẩy chay hai người này.
Nhưng từ khi những người tay sai được gọi là dư luận viên được dùng trong công việc bảo vệ chế độ có ăn lương thì xem ra chế độ này vẫn coi việc tuyên truyền là một công việc mà các văn nô làm không xuể. Bây giờ, là lúc sử dụng những tên dao búa, những con ngựa bị che mắt để nhìn về một phía, làm dư luận viên đâm thuê chém mướn. Một chế độ đã dùng những hạ sách như vậy đã làm cho đất nước khốn cùng và là những tội đồ dân tộc bán nước giết dân.
Tôi đọc lời giới thiệu The Animal Farm trên bản dịch của dịch giả Phạm Nguyên Trường do chính tác giả George Orwell đã viết. Ông nêu rõ lý do tại sao viết tiểu thuyết này và hé lộ tiểu sử của mình trải qua những kinh nghiệm bản thân.
Tôi được yêu cầu viết lời giới thiệu cho bản dịch Trại Súc Vật sang tiếng Ukraine. Tôi nhận thức rõ rằng tôi đang viết cho những độc giả mà tôi không có một chút hiểu biết nào và họ cũng chưa từng có cơ hội tìm hiểu tôi.
Trong lời giới thiệu chắc chắn các độc giả muốn tôi kể về tiến trình sáng tác của tác phẩm Trại Súc Vật nhưng trước tiên tôi muốn tự kể về mình và những kinh nghiệm đã dẫn tôi đến quan điểm chính trị hiện nay.
Tôi sinh năm 1903 tại Ấn Độ. Lúc đó cha tôi là một viên chức trong bộ máy hành chánh Anh quốc. Gia đình tôi thuộc tầng lớp trung lưu gồm các quân nhân, tu sĩ, viên chức chính phủ, giáo sư, luật sư, bác sĩ, v.v... Tôi tốt nghiệp Trung Học tại Eton, một trường công lập thuộc loại danh tiếng và cho những gia đình giàu có nhất nước Anh thời đó. Nhưng tôi được nhận vào học do được tiền học bổng chứ gia đình tôi không đủ cho một trường học thượng lưu như vậy.
Ngay sau khi thôi học (lúc đó tôi chưa đủ 20 tuổi) tôi đi Miến Điện và tham gia lực lượng cảnh sát. Tôi làm ở đó 5 năm. Công việc này hoàn toàn không phù hợp với bản tính tôi tôi trở nên căm ghét chủ nghĩa đế quốc mặc dù lúc đó tinh thần quốc gia Miến Điện chưa cao và quan hệ Anh - Miến Điện cũng chưa đối nghịch mấy.
Sau năm 1927, tôi giải ngũ và bắt đầu viết văn nhưng chưa có thành quả nào. Tôi viết truyện ngắn và tiểu thuyết nhưng không được các tòa báo và nhà xuất bản chọn in và sinh kế thực là khó khăn cho mãi đến năm 1934 tôi mới sống được bằng ngòi bút. Trong những khoảng thời gian tăm tối, sống giữa những người nghèo khổ bất hảo, ăn xin, cướp giật tại những khu phố tồi tệ. Lúc đầu tôi gia nhập với họ vì không đủ tiền sinh sống nhưng sau này tôi lại thấy những cuộc sống ấy có ý nghĩa riêng. Tôi đã dành ra nhiều thời gian để sống và tìm hiểu về những người thợ mỏ ở miền Bắc nước Anh.
Cho đến năm 1930 nói chung tôi vẫn chưa phải là người theo trường phái xã hội. Tôi trở thành người theo trường phái xã hội vì căm thù phương cách người ta đàn áp và coi thường tầng lớp lao động công nhân công nghiệp nghèo khổ chứ không phải vì thán phục xã hội theo kế hoạch hóa về lý thuyết và luận lý.
Tôi lập gia đình năm 1936. Hai vợ chồng tôi tham dự cuộc nội chiến Tây Ban Nha từ buổi khởi đầu. Trong giai đoạn này những người ngoại quốc tham gia hoàn toàn không hiểu được cuộc đấu tranh giữa các đảng phái ủng hộ chính phủ Tây Ban Nha. Do một sự tình cờ, tôi không tham gia các Binh Đoàn Quốc Tế như đa số các người ngoại quốc khác mà tham gia vào hàng ngũ POUM của những người Troskit Tây Ban Nha. Năm 1947 khi những người Cộng Sản nắm được chính quyền thì bắt đầu săn đuổi những người Troskit nhưng hai vợ chồng tôi thoát được. Hàng ngàn chiến hữu bị giết, bị tù đầy nhiều năm hoặc mất tích...
Và George Orwell kể về những suy nghĩ của ông về chế độ Cộng Sản:
Những cuộc săn người ở Tây Ban Nha xảy ra đồng thời với những cuộc thanh trừng vĩ đại ở Liên Xô. Thực chất những vụ thanh trừng ở Tây Ban Nha và ở Nga chỉ là một (gọi là âm mưu với bọn phát xít) và nếu nói về Tây Ban Nha thì tôi có đầy đủ cơ sở tin rằng đấy là những vụ kết án đầy oan khuất. Qua đó tôi nhận thấy một bài học đắt giá là bộ máy tuyên truyền của chế độ độc tài toàn trị dễ dàng lèo lái dư luận ở những nước dân chủ đến mực nào.
Hai vợ chồng tôi đã chứng kiến những người vô tội bị bắt giam chỉ vì họ bị nghi ngờ là không theo đường lối chính thống. Khi trở về Anh chúng tôi thấy nhiều người thông thạo trong giới truyền thông đã tin tưởng vào những bản án kỳ quặc về âm mưu phản bội và phá hoại do báo chí tường thuật những vụ án từ Moscow. Và tôi thực sự hiểu ra ảnh hưởng tiêu cực của huyền thoại Xô Viết đối với phong trào xã hội phương Tây.
George Orwell đã viết The Animal Farm từ những ý nghĩ đầu tiên:
Ngay khi trở về từ Tây Ban Nha tôi đã nghĩ đến việc vạch trần huyền thoại Xô Viết dưới dạng một câu chuyện dễ hiểu và dễ dịch sang các ngôn ngữ khác. Nhưng chi tiết của câu chuyện vẫn chưa có, cho đến một hôm (khi tôi đang sống ở nông thôn) tôi trông thấy một cậu bé khoảng 10 tuổi đang đánh một chiếc xe ngựa to trên một con đường hẹp, cứ mỗi lần con ngựa định quay ngnag là cậu bé lại ra roi. Trong đầu tôi bỗng lóe lên ý nghĩ rằng nếu loài vật nhận thức được sức mạnh của chúng thì con người không thể nào còn điều khiển được chúng nữa và con người bóc lột loài vật cũng hệt như các tầng lớp tư bản bóc lột giai cấp vô sản vậy.
Tôi tiến hành phân tích học thuyết của Marx trên quan điểm của súc vật. Đối với loài vật thì rõ ràng là luận điểm về đấu tranh giai cấp giữa người với người chỉ là một sự lừa dối, vì mỗi khi cần bóc lột súc vật là tất cả mọi người lại đoàn kết với nhau để chống lại chúng. Cuộc đấu tranh thực sự là giữa loài vật và loài người. Từ đây tạo ra tác phẩm không còn khó khăn nữa. Tôi bận nhiều việc khác, không có thời giờ nhiều nên mãi đến năm 1943 tôi vẫn chưa bắt đầu viết chuyện này và cuối cùng tôi đã đưa thêm một số sự kiện, thí dụ như Hội Nghị Teheran là sự kiện xảy ra khi tôi đang viết. Như vậy là đường hướng chính của câu chuyện đã nằm trong đầu tôi suốt sáu năm trước khi tôi thực sự đưa nó lên giấy.
Tôi không có ý bình luận tác phẩm, nếu tác phẩm không có sức thuyết phục thì có nghĩa là tác phẩm ấy đã thất bại. Tôi chỉ muốn nhấn mạnh hai điểm. Thứ nhất, mặc dù nhiều tình tiết được lấy từ lịch sử của cuộc Cách Mạng Nga nhưng chúng chỉ có ý nghĩa tượng trưng và trật tự đã được thay đổi cho cân đối với cốt truyện. Điểm thứ hai thường bị các nhà phê bình bỏ qua nguyên nhân có thể là vì tôi chưa nhấn mạnh đúng mức. Nhiều độc giả khi đọc xong có cảm tưởng rằng cuốn sách đã dừng lại ở sự hòa giải hoàn toàn giữa loài lợn và loài người. Nhưng đó không phải là ý kiến của tôi, ngược lại tôi cố ý kết thúc ở chỗ chỉ rõ sự bất hòa vì tôi viết chuyện này ngay sau Hội Nghị Teheran, mọi người lúc đó đều nghĩ rằng Hội Nghị này sẽ thiết lập một mối quan hệ tốt đẹp nhất có thể có giữa Liên Xô và các nước Tây phương. Cá nhân tôi không tin rằng quan hệ tốt đẹp đó có thể kéo dài được lâu và như các sự kiện đã xảy ra cho thấy tôi đã không lầm lẫn.
Có nhận xét rằng Animal Farm (hay Manor Farm ở dạng đầu tiên) là một biểu hiện của hiện tượng xã hội điển hình của chế độ Cộng Sản ở Liên Xô. Tiểu thuyết này bắt đầu từ một cuộc nổi loạn của súc vật, giống như cuộc cách mạng ở Nga Xô Viết và sau đó nhanh chóng bành trướng thành một dạng cướp chính quyền với từng bước tạo thành một thể chế độc tài toàn trị kiểm soát tư tưởng và quản lý chặt chẽ đời sống con người. George Orwell viết với phong cách đầy ẩn dụ, mang những thông điệp chính trị rất rõ ràng.
Nhân vật chính của Animal Farm, con lợn già Old Major đã biểu hiện được tính cách của lãnh tụ Vladimir Lenin, người lãnh đạo Nga Xô Viết. Con lợn này rất thông minh đã cấy trồng được mầm mống nổi loạn của bầy thú vật trong trang trại và lãnh đạo cuộc nổi dậy này. Cũng như Stalin, với những tính khí và hành động tương tự đã đề ra những phương cách cứu cánh biện minh phương tiện bất chấp nhân bản hay không và đạo đức hay vô đạo đức. Thông điệp của Trại Súc Vật rõ ràng mang tính ẩn dụ phê phán một cách gián tiếp chế độ Cộng Sản với một chủ đích là câu hỏi tại sao tham vọng quyền lực lại tạo ra những thảm họa cho xã hội và tàn phá những căn bản đạo đức của con người.
Trang bìa sau của tác phẩm, trích dẫn từ tạp chí Time đã viết về tác phẩm được coi là cổ điển của văn học thế giới:
Không một ai thay thế được George Orwell, cũng như chẳng có ai thay thế được Bernard Shaw hoặc Mark Twain... Trong những phê phán văn học và nghị luận chính trị, ông khích động một cách thẳng thắn và thuyết phục những người ít suy nghĩ cũng như làm vui lòng những người ưa thích ngắm nhìn những thông tuệ căn bản của tác phẩm ông.
Như một câu chuyện cổ tích mà ẩn dụ từ những sự kiện đã xảy ra được kể tương tự và liên tưởng tới những biến cố lịch sử xảy ra trên nước Nga và ảnh hưởng tới cả thế giới, nội dung câu chuyện xảy ra trong một trang trại ở miền quê nước Anh. Chủ của trang trại là người mang tên Jones, nghiện rượu và có tính ưa hành hạ súc vật trong trại của hắn ta. Trong khi Jones đang say bí tỉ thì một con heo già tên Old Major triệu tập tất cả những con vật đang sống trong trang trại lại và khẩn thiết kêu gọi tất cả súc vật hãy đoàn kết lại cùng đồng lòng lật đổ tên trại chủ tàn ác bất công đại diện cho loài người bằng một cuộc cách mạng. Old Major là một con heo có suy nghĩ loài người là những kẻ ăn bám và mơ ước một ngày sẽ tạo dựng được một cuộc sống hạnh phúc, bình đẳng và tự do. Con heo già này tự nhận là Willingdon Beauty (Willingdon Tuyệt Mỹ) và loan truyền cũng như dạy các thú vật bài hát “Beasts of England” (Những thú vật của nước Anh). Mặc nhiên Old Major trở thành thủ lĩnh của cuộc nổi dậy.
Sau khi Old Major chết ba ngày thì hai con heo trẻ, Snowball và Napoleon nắm quyền chỉ huy và biến những ước mong của con heo già thành những sách lược có triết lý đầy đủ. Các con thú nổi dậy và đánh đuổi ông Jones ra khỏi trang trại. Từ đó, trại Manor đổi tên thành Trại Súc Vật.
Những nhân vật của Animal Farm là những con vật được nhân cách hóa và biểu tượng hóa biểu trưng cho nhiều nhân vật lịch sử như con heo già Old Major biểu tượng cho Vladimir Lenin. Như con heo Snowball biểu hiện cho nhân dáng Trostky, như con heo Squealer biểu hiện cho Vyacheslav Molotov, như con heo Napoleon biểu hiện cho Joseph Stalin.
Dù George Orwell nói là không ám chỉ đến một quốc gia nào hay một nhân vật nào nhưng sự ám chỉ để tạo thành châm biếm phê phán dựa trên những sự kiện lịch sử đã tạo thành ẩn dụ có ý nghĩa.
Như hình tượng của con lợn già Old Major, có thể là của Marx với chủ nghĩa đại đồng với chế độ xã hội lý tưởng nhưng có khi là biểu tượng của Lenin khi xác ướp được trưng bày tương tự như thủ cấp của Old Major được thờ phụng.
Như hình tượng của con heo Napoleon, một con heo Berkshire hung dữ tượng trưng cho khuôn dáng của một bạo chúa, không những dùng tuyên truyền và bạo lực kết hợp mà còn dùng sự hung ác bạo lực để thi hành những tham vọng của mình. Nó bắt đầu xử dụng những con chó con bị bắt đi từ ổ của mẹ, chó Jessie và Bluebell, nuôi dạy để những con chó này thành những cận vệ hung ác làm tay sai cho Napoleon. Sau khi đuổi Snowball khỏi trang trại, Napoleon tự trao cho mình uy quyền tuyệt đối, bắt các con vật gọi nó là lãnh tụ, xử dụng con heo Squealer như một công cụ tuyên truyền và những con chó như một công cụ đe dọa và đàn áp. Nó bắt mọi thú vật trong trại tuân theo những lời răn nhưng nhiều khi tự ý thay đổi và bắt tất cả phải tuân theo. Khi chấm dứt câu chuyện, Napoleon đã bắt chước loài người đứng hai chân và hành động như một con người mà trước đây nó tuyên bố phải từ bỏ.
Con heo Snowball, đối thủ của Napoleon thuở ban đầu lãnh đạo trang trại sau khi người chủ Jones bị đánh đuổi đi. Con heo này biểu tượng cho những nhân vật lãnh đạo có thiện tâm nhưng thiếu mưu kế thủ đoạn và không đủ khả năng để bảo vệ cá nhân mình cũng như đường lối của mình. Trong truyện tuy đã được tất cả súc vật trong trang trại ủng hộ và tin tưởng sau những thành quả một mùa màng tốt đẹp nhưng lại bị Napoleon và những con chó tay sai đuổi khỏi trang trại. Và sau đó với sự tuyên truyền của con heo Squealer tung những tin đồn tạo cho Snowball thành một khuôn dáng ma quỷ, tội ác và tham nhũng. Như nói Snowball là mật vụ của trại chủ Jones, và vu vạ tất cả những lỗi lầm lên đầu con heo Snowball này.
Con heo Squealer là một thủ túc của Napoleon và đóng vai trò của một phụ tá tuyên truyền tán dương vinh danh Napoleon và bào chữa che chở những sai trái lỗi lầm của con heo lãnh đạo này. Như sách lược của chế độ Cộng Sản, con heo này không muốn có sự tranh luận bình đẳng và chỉ muốn xử dụng luận cứ để thi hành những hành động nhiều khi tàn ác và không nhân bản. Squealer luôn cho rằng đời sống trong trang trại mỗi ngày tốt hơn vì sự lãnh đạo của Napoleon và đôi khi lén lút sửa chữa những điều răn trên tường chuồng bò để có lợi cho những con heo lãnh đạo.
Những con heo trong trại thú vật đã thành hình một chủ nghĩa động vật, là một hình ảnh phản chiếu có đầy nét ẩn dụ ám chỉ về các chế độ nhà nước mới trong lịch sử đặc biệt trong giai đoạn mới thành lập cũng như diễn tiến quan niệm cách mạng và chính phủ mới với các ý niệm làm phương cách nào để thực hiện.
Con heo già Old Major đã phác họa ra phần lý thuyết của chủ nghĩa động vật và các con heo trẻ hơn như Snowball, Napoleon, Squealer đã mang các tư tưởng này để thực hiện. Mới bắt đầu thì thực hiện nghiêm chỉnh nhưng sau lại có những xé rào để phục vụ cho những nhu cầu của lãnh đạo nên Bảy Điều Răn không còn được tôn trọng nữa.
Bảy Điều Răn là danh sách những quy định hay là những luật lệ được cho là để giữ trật tự và bảo đảm tính căn bản của chủ nghĩa động vật bên trong Trại Súc Vật. Bảy Điều Răn được đưa ra để thống nhất mọi loài vật với nhau trong một ý hướng chung chống lại con người và ngăn chặn các con vật không bắt chước và đi theo những thói quen ma quỷ của loài người. Một cách ngắn gọn lại để cho các thú vật trong trại dễ nhớ thành một câu “Bốn chân tốt! Hai chân xấu”. Những con vật có cánh mà đi hoặc bay hai chân cũng được ngụy biện gọi là có bốn chân, con heo Snowball cho rằng cánh cũng được coi là chân bởi vì đó là vật thể để chuyển động chứ không phải là thao tác và những con cừu cũng thường xuyên nhắc lại khiến đám đông những thú vật quên đi những lời nói dối trá của những con heo.
Bảy Điều Răn là:
1. Bất kỳ cái gì đi bằng chân đều là kẻ thù
2. Bất kỳ cái gì đi bằng bốn chân hay có cánh đều là đồng chí
3. Không con vật nào được mặc quần áo
4. Không con vật nào được ngủ trên giường
5. Không con vật nào được uống rượu
6. Không con vật nào được giết bất kỳ con vật nào khác
7. Tất cả loài vật đều bình đẳng
Sau này, Napoleon và các con heo của nó khi đã nằm chắc được quyền lực lãnh đạo tuyệt đối đã cố tình sửa đổi những điều răn mà ngăn cản chúng tham nhũng hoặc thủ lợi riêng cho những con heo. Con heo Squealer lén viết thêm vào các điều răn để làm lợi cho chúng trong khi vẫn giữ bí mật để không bị buộc tội là phá vỡ những điều luật cấm kỵ trên. Như trong điều không con vật nào được uống rượu thì thêm vào “quá mức” thành “Không con vật nào được uống rượu quá mức”. Hay cũng như thế trong điều răn “Không con vật nào được ngủ trên giường” thì thêm vào “trải ga” thành “Không một con vật nào được ngủ trên giường trải ga”. Còn câu răn cuối “Mọi con vật đều bình đẳng nhưng có một số con vật khác bình đẳng hơn” và như thế châm ngôn ngắn thành “Bốn chân tốt, hai chân tốt hơn” khi con lợn Napoleon bắt chước đi hai chân giống như loài người.
Con heo Snowball tìm cách dạy các con thú khác đọc và viết từ cuốn sách cũ của con người chủ trại, nhưng rất ít có những con vật chăm chú vào việc học nên những con thông minh được giữ vị trí cao. Năm đầu tiên lương thực đầy đủ trại hoạt động êm ả. Những con lợn tự nâng lên cấp lãnh đạo thể hiện bằng cách dành cho chúng những thức ăn đặc biệt mà chúng gọi là chính sách phục vụ sức khỏe cá nhân. Con heo Napoleon bí mật lấy những chó con trong trang trại và tự mình huấn luyện chúng thành những cận vệ trung thành. Trong trận chiến với người chủ trại ông Jones để giành lại quyền làm chủ, những con chó này đã đánh bại trong một trận chiến mà chúng gọi là Trận Cowshed.
Hai con heo Snowball và Napoleon bắt đầu một cuộc đấu tranh để giành quyền lực khi Snowball tuyên bố ý tưởng về một cối xay gió thì Napoleon tức thì phản đối. Snowball phát biểu nồng nhiệt về cối xay gió thì Napoleon tập họp chín con chó để đánh đuổi. Snowball vắng mặt trong trại nên Napoleon tự nhận mình là người lãnh đạo trại và thực hiện những công cuộc thay đổi. Những cuộc hội họp để tranh luận không còn nữa và thay vào đó một ủy ban gồm các con heo quyết định mọi sự kiện xảy ra và trại súc vật có sinh hoạt của một xã hội toàn trị độc tài.
Napoleon dùng một con heo tên Squealer làm nhân vật phát ngôn cho mình thông báo rằng Snowball đã ăn cắp ý tưởng về cối xay gió của Napoleon. Con heo Squealer coi như là một sự ám chỉ một nhân vật có tính thêu dệt để tuyên truyền. Các con vật làm việc nhiều hơn trước với lời hứa hẹn sẽ có một đời sống thoải mái no đủ hơn với chiếc cối xay gió. Sau một cơn bão lốc, các con vật trong trại thấy những thành quả lao động do sự cố sức tạo ra hầu như biến mất. Napoleon và Squealer đổ thừa là do con heo Snowball phá hoại dù theo những trại chủ chung quanh thực tế cối xay gió bị phá hủy bởi những bức tường che chở xây quá mỏng manh. Tự nhiên con heo Snowball trở thành kẻ tội đồ chịu mọi tội lỗi bị gán ép cho. Con heo Napoleon bắt đầu cuộc thanh trừng giết hại nhiều con vật bị buộc tội là tòng phạm của Snowball. Trong lúc ấy con ngựa Boxer được dạy châm ngôn thứ hai: Napoleon luôn luôn đúng.
Con heo Napoleon ngày càng lộng hành và lạm dụng quyền lực, vì thế cuộc sống trở nên khó khăn hơn cho các con vật. Những con heo lãnh đạo áp đặt thêm nhiều biện pháp kiểm soát trong khi lại vẫn giữ những ưu tiên cho chúng. Chúng viết lại lịch sử để kể tội Snowball và vinh danh Napoleon như nói con heo Snowball chiến đấu cho loài người trong trận Cowshed và Napoleon đã đánh Snowball trong khi thực tế Snowball bị trúng một viên đạn từ khẩu súng của Jones.
Squealer sửa chữa mọi tuyên bố do Napoleon đưa ra, thậm chí cả sự thay đổi Bảy Điều Răn của Chủ Nghĩa Súc Vật. Như điều “Không một con thú nào được uống rượu” được đổi thành “Không một con thú nào được uống rượu quá mức” khi những con heo phát hiện ra những nơi cất giấu rượu Whisky. Bài hát “Beasts of England” cũng bị cấm vì lý do nó không còn thích hợp bởi vì theo lời của con heo Napoleon giấc mơ của Trại Súc Vật đã thành hiện thực. Nó được thay thế bằng một bài hát ca tụng lãnh tụ Napoleon và con heo này đã thay đổi theo cung cách con người. Các con thú vật dù vừa chịu đói, chịu rát và phải làm việc quá mức nhưng vẫn bị tuyên truyền tạo tâm lý rằng đời sống hiện tại thoải mái và hạnh phúc hơn thời sống với trại chủ loài người là ông Jones. Con heo Squealer lợi dụng trí nhớ kém cỏi của loài vật sáng tác ra các con số thống kê giả tạo để lừa dối về những cải thiện đời sống của chúng.
Ông Frederick một trong hai trại chủ láng giềng đã lừa con heo Napoleon bằng cách mua gỗ xẻ bằng tiền giả và sau đó tấn công trang trại dùng chất nổ để phá hủy chiếc cối xay gió mới được làm lại. Dù cuối cùng những con vật của trại súc vật giành được chiến thắng nhưng phải trả một giá rất đắt là nhiều con vật bị thương kể cả con ngựa siêng năng làm việc nhất Boxer. Con heo Squealer thì bị mất tích không tìm được tăm dạng. Boxer vẫn tiếp tục làm việc, càng cố gắng hơn cho đến lúc gục ngã vì kiệt sức ở trước cối xay gió. Napoleon chở Boxer bằng một xe tải và nói rằng Boxer sẽ được chăm sóc tử tế. Tuy nhiên Benjamin đã nhận ra khi Boxer được tống lên chiếc xe của những người chuyên mua ngựa già về để làm thịt và đã cố gắng phản đối nhưng những nỗ lực của các con thú không có kết quả. Con heo Squealer nhanh chóng thông báo rằng chiếc xe ấy là của bệnh viện thú y chứ không phải của những người đồ tể ngựa và nó kể lại một cái chết đầy thương tâm của Boxer trong khi được cứu chữa tận tình của các bác sĩ. Thực ra, những con heo này mang bán Boxer để có tiền mua rượu whisky về uống. Và lũ heo trong trại lại được say mèm.
Nhiều năm qua, những con lợn đã biến dạng theo cung cách con người. Chúng đi thẳng hai chân, mang roi da và mặc quần áo bảnh bao. Bảy Điều Răn chỉ còn lại một điều duy nhất “Tất cả các loài vật đều bình đẳng nhưng có một số loài vật bình đẳng hơn những loài vật khác”. Con heo Napoleon tổ chức một buổi tiệc cho cả thú lẫn người ở trong vùng ở trang trại của ông Pilkington bên cạnh. Chính ông trại chủ này đã chúc mừng Napoleon có những con vật làm việc nhiều nhất nhưng ít tốn lương thực nhất. Con heo thông báo liên minh với loài người chống lại các lực lượng “lao động” của hai thế giới người và vật. Sau đó nó xóa bỏ hành động và truyền thống liên quan tới Cách Mạng và đổi tên lại trở về danh hiệu cũ là Trại Manor.
Các thú vật trong trại nghe được về tin tức ấy và nhận ra khuôn mặt của những con lợn cầm quyền đã bắt đầu thay đổi. Trong một ván chơi bài poker một cuộc tranh cãi xảy ra giữa con heo Napoleon và trại chủ Pilkington khi cả hai đều có một quân ách bích thì các con vật trong trại nhận thấy sự giống nhau tuyệt đối đến nỗi không tìm được khác biệt giữa vật và người.
Dịch giả Phạm Nguyên Trường, người đã chuyển ngữ The Animal Farm sang Việt ngữ “Trại Súc Vật” và lưu hành bản dịch trên trang mạng khá lâu trước khi in thành “Chuyện ở Nông Trại” được nhà xuất bản Hội Nhà Văn và công ty Nhã Nam ấn hành cho biết là vẫn chẳng thấy lệnh cấm gì và cũng phê phán luận điệu của hai bài viết trên:
Xin hỏi họ thấy tác phẩm này đã gây nên bức xúc to lớn trong dư luận ở đâu? Tại cuộc họp nào hay cuộc thăm dò dư luận nào chứng tỏ điều ấy. Tôi cho là viết báo như thế là không có lương tâm, các đồng nghiệp và bạn đọc nên tẩy chay hai người này.
Nhưng từ khi những người tay sai được gọi là dư luận viên được dùng trong công việc bảo vệ chế độ có ăn lương thì xem ra chế độ này vẫn coi việc tuyên truyền là một công việc mà các văn nô làm không xuể. Bây giờ, là lúc sử dụng những tên dao búa, những con ngựa bị che mắt để nhìn về một phía, làm dư luận viên đâm thuê chém mướn. Một chế độ đã dùng những hạ sách như vậy đã làm cho đất nước khốn cùng và là những tội đồ dân tộc bán nước giết dân.
Tôi đọc lời giới thiệu The Animal Farm trên bản dịch của dịch giả Phạm Nguyên Trường do chính tác giả George Orwell đã viết. Ông nêu rõ lý do tại sao viết tiểu thuyết này và hé lộ tiểu sử của mình trải qua những kinh nghiệm bản thân.
Tôi được yêu cầu viết lời giới thiệu cho bản dịch Trại Súc Vật sang tiếng Ukraine. Tôi nhận thức rõ rằng tôi đang viết cho những độc giả mà tôi không có một chút hiểu biết nào và họ cũng chưa từng có cơ hội tìm hiểu tôi.
Trong lời giới thiệu chắc chắn các độc giả muốn tôi kể về tiến trình sáng tác của tác phẩm Trại Súc Vật nhưng trước tiên tôi muốn tự kể về mình và những kinh nghiệm đã dẫn tôi đến quan điểm chính trị hiện nay.
Tôi sinh năm 1903 tại Ấn Độ. Lúc đó cha tôi là một viên chức trong bộ máy hành chánh Anh quốc. Gia đình tôi thuộc tầng lớp trung lưu gồm các quân nhân, tu sĩ, viên chức chính phủ, giáo sư, luật sư, bác sĩ, v.v... Tôi tốt nghiệp Trung Học tại Eton, một trường công lập thuộc loại danh tiếng và cho những gia đình giàu có nhất nước Anh thời đó. Nhưng tôi được nhận vào học do được tiền học bổng chứ gia đình tôi không đủ cho một trường học thượng lưu như vậy.
Ngay sau khi thôi học (lúc đó tôi chưa đủ 20 tuổi) tôi đi Miến Điện và tham gia lực lượng cảnh sát. Tôi làm ở đó 5 năm. Công việc này hoàn toàn không phù hợp với bản tính tôi tôi trở nên căm ghét chủ nghĩa đế quốc mặc dù lúc đó tinh thần quốc gia Miến Điện chưa cao và quan hệ Anh - Miến Điện cũng chưa đối nghịch mấy.
Sau năm 1927, tôi giải ngũ và bắt đầu viết văn nhưng chưa có thành quả nào. Tôi viết truyện ngắn và tiểu thuyết nhưng không được các tòa báo và nhà xuất bản chọn in và sinh kế thực là khó khăn cho mãi đến năm 1934 tôi mới sống được bằng ngòi bút. Trong những khoảng thời gian tăm tối, sống giữa những người nghèo khổ bất hảo, ăn xin, cướp giật tại những khu phố tồi tệ. Lúc đầu tôi gia nhập với họ vì không đủ tiền sinh sống nhưng sau này tôi lại thấy những cuộc sống ấy có ý nghĩa riêng. Tôi đã dành ra nhiều thời gian để sống và tìm hiểu về những người thợ mỏ ở miền Bắc nước Anh.
Cho đến năm 1930 nói chung tôi vẫn chưa phải là người theo trường phái xã hội. Tôi trở thành người theo trường phái xã hội vì căm thù phương cách người ta đàn áp và coi thường tầng lớp lao động công nhân công nghiệp nghèo khổ chứ không phải vì thán phục xã hội theo kế hoạch hóa về lý thuyết và luận lý.
Tôi lập gia đình năm 1936. Hai vợ chồng tôi tham dự cuộc nội chiến Tây Ban Nha từ buổi khởi đầu. Trong giai đoạn này những người ngoại quốc tham gia hoàn toàn không hiểu được cuộc đấu tranh giữa các đảng phái ủng hộ chính phủ Tây Ban Nha. Do một sự tình cờ, tôi không tham gia các Binh Đoàn Quốc Tế như đa số các người ngoại quốc khác mà tham gia vào hàng ngũ POUM của những người Troskit Tây Ban Nha. Năm 1947 khi những người Cộng Sản nắm được chính quyền thì bắt đầu săn đuổi những người Troskit nhưng hai vợ chồng tôi thoát được. Hàng ngàn chiến hữu bị giết, bị tù đầy nhiều năm hoặc mất tích...
Và George Orwell kể về những suy nghĩ của ông về chế độ Cộng Sản:
Những cuộc săn người ở Tây Ban Nha xảy ra đồng thời với những cuộc thanh trừng vĩ đại ở Liên Xô. Thực chất những vụ thanh trừng ở Tây Ban Nha và ở Nga chỉ là một (gọi là âm mưu với bọn phát xít) và nếu nói về Tây Ban Nha thì tôi có đầy đủ cơ sở tin rằng đấy là những vụ kết án đầy oan khuất. Qua đó tôi nhận thấy một bài học đắt giá là bộ máy tuyên truyền của chế độ độc tài toàn trị dễ dàng lèo lái dư luận ở những nước dân chủ đến mực nào.
Hai vợ chồng tôi đã chứng kiến những người vô tội bị bắt giam chỉ vì họ bị nghi ngờ là không theo đường lối chính thống. Khi trở về Anh chúng tôi thấy nhiều người thông thạo trong giới truyền thông đã tin tưởng vào những bản án kỳ quặc về âm mưu phản bội và phá hoại do báo chí tường thuật những vụ án từ Moscow. Và tôi thực sự hiểu ra ảnh hưởng tiêu cực của huyền thoại Xô Viết đối với phong trào xã hội phương Tây.
George Orwell đã viết The Animal Farm từ những ý nghĩ đầu tiên:
Ngay khi trở về từ Tây Ban Nha tôi đã nghĩ đến việc vạch trần huyền thoại Xô Viết dưới dạng một câu chuyện dễ hiểu và dễ dịch sang các ngôn ngữ khác. Nhưng chi tiết của câu chuyện vẫn chưa có, cho đến một hôm (khi tôi đang sống ở nông thôn) tôi trông thấy một cậu bé khoảng 10 tuổi đang đánh một chiếc xe ngựa to trên một con đường hẹp, cứ mỗi lần con ngựa định quay ngnag là cậu bé lại ra roi. Trong đầu tôi bỗng lóe lên ý nghĩ rằng nếu loài vật nhận thức được sức mạnh của chúng thì con người không thể nào còn điều khiển được chúng nữa và con người bóc lột loài vật cũng hệt như các tầng lớp tư bản bóc lột giai cấp vô sản vậy.
Tôi tiến hành phân tích học thuyết của Marx trên quan điểm của súc vật. Đối với loài vật thì rõ ràng là luận điểm về đấu tranh giai cấp giữa người với người chỉ là một sự lừa dối, vì mỗi khi cần bóc lột súc vật là tất cả mọi người lại đoàn kết với nhau để chống lại chúng. Cuộc đấu tranh thực sự là giữa loài vật và loài người. Từ đây tạo ra tác phẩm không còn khó khăn nữa. Tôi bận nhiều việc khác, không có thời giờ nhiều nên mãi đến năm 1943 tôi vẫn chưa bắt đầu viết chuyện này và cuối cùng tôi đã đưa thêm một số sự kiện, thí dụ như Hội Nghị Teheran là sự kiện xảy ra khi tôi đang viết. Như vậy là đường hướng chính của câu chuyện đã nằm trong đầu tôi suốt sáu năm trước khi tôi thực sự đưa nó lên giấy.
Tôi không có ý bình luận tác phẩm, nếu tác phẩm không có sức thuyết phục thì có nghĩa là tác phẩm ấy đã thất bại. Tôi chỉ muốn nhấn mạnh hai điểm. Thứ nhất, mặc dù nhiều tình tiết được lấy từ lịch sử của cuộc Cách Mạng Nga nhưng chúng chỉ có ý nghĩa tượng trưng và trật tự đã được thay đổi cho cân đối với cốt truyện. Điểm thứ hai thường bị các nhà phê bình bỏ qua nguyên nhân có thể là vì tôi chưa nhấn mạnh đúng mức. Nhiều độc giả khi đọc xong có cảm tưởng rằng cuốn sách đã dừng lại ở sự hòa giải hoàn toàn giữa loài lợn và loài người. Nhưng đó không phải là ý kiến của tôi, ngược lại tôi cố ý kết thúc ở chỗ chỉ rõ sự bất hòa vì tôi viết chuyện này ngay sau Hội Nghị Teheran, mọi người lúc đó đều nghĩ rằng Hội Nghị này sẽ thiết lập một mối quan hệ tốt đẹp nhất có thể có giữa Liên Xô và các nước Tây phương. Cá nhân tôi không tin rằng quan hệ tốt đẹp đó có thể kéo dài được lâu và như các sự kiện đã xảy ra cho thấy tôi đã không lầm lẫn.
Có nhận xét rằng Animal Farm (hay Manor Farm ở dạng đầu tiên) là một biểu hiện của hiện tượng xã hội điển hình của chế độ Cộng Sản ở Liên Xô. Tiểu thuyết này bắt đầu từ một cuộc nổi loạn của súc vật, giống như cuộc cách mạng ở Nga Xô Viết và sau đó nhanh chóng bành trướng thành một dạng cướp chính quyền với từng bước tạo thành một thể chế độc tài toàn trị kiểm soát tư tưởng và quản lý chặt chẽ đời sống con người. George Orwell viết với phong cách đầy ẩn dụ, mang những thông điệp chính trị rất rõ ràng.
Nhân vật chính của Animal Farm, con lợn già Old Major đã biểu hiện được tính cách của lãnh tụ Vladimir Lenin, người lãnh đạo Nga Xô Viết. Con lợn này rất thông minh đã cấy trồng được mầm mống nổi loạn của bầy thú vật trong trang trại và lãnh đạo cuộc nổi dậy này. Cũng như Stalin, với những tính khí và hành động tương tự đã đề ra những phương cách cứu cánh biện minh phương tiện bất chấp nhân bản hay không và đạo đức hay vô đạo đức. Thông điệp của Trại Súc Vật rõ ràng mang tính ẩn dụ phê phán một cách gián tiếp chế độ Cộng Sản với một chủ đích là câu hỏi tại sao tham vọng quyền lực lại tạo ra những thảm họa cho xã hội và tàn phá những căn bản đạo đức của con người.
Trang bìa sau của tác phẩm, trích dẫn từ tạp chí Time đã viết về tác phẩm được coi là cổ điển của văn học thế giới:
Không một ai thay thế được George Orwell, cũng như chẳng có ai thay thế được Bernard Shaw hoặc Mark Twain... Trong những phê phán văn học và nghị luận chính trị, ông khích động một cách thẳng thắn và thuyết phục những người ít suy nghĩ cũng như làm vui lòng những người ưa thích ngắm nhìn những thông tuệ căn bản của tác phẩm ông.
Như một câu chuyện cổ tích mà ẩn dụ từ những sự kiện đã xảy ra được kể tương tự và liên tưởng tới những biến cố lịch sử xảy ra trên nước Nga và ảnh hưởng tới cả thế giới, nội dung câu chuyện xảy ra trong một trang trại ở miền quê nước Anh. Chủ của trang trại là người mang tên Jones, nghiện rượu và có tính ưa hành hạ súc vật trong trại của hắn ta. Trong khi Jones đang say bí tỉ thì một con heo già tên Old Major triệu tập tất cả những con vật đang sống trong trang trại lại và khẩn thiết kêu gọi tất cả súc vật hãy đoàn kết lại cùng đồng lòng lật đổ tên trại chủ tàn ác bất công đại diện cho loài người bằng một cuộc cách mạng. Old Major là một con heo có suy nghĩ loài người là những kẻ ăn bám và mơ ước một ngày sẽ tạo dựng được một cuộc sống hạnh phúc, bình đẳng và tự do. Con heo già này tự nhận là Willingdon Beauty (Willingdon Tuyệt Mỹ) và loan truyền cũng như dạy các thú vật bài hát “Beasts of England” (Những thú vật của nước Anh). Mặc nhiên Old Major trở thành thủ lĩnh của cuộc nổi dậy.
Sau khi Old Major chết ba ngày thì hai con heo trẻ, Snowball và Napoleon nắm quyền chỉ huy và biến những ước mong của con heo già thành những sách lược có triết lý đầy đủ. Các con thú nổi dậy và đánh đuổi ông Jones ra khỏi trang trại. Từ đó, trại Manor đổi tên thành Trại Súc Vật.
Những nhân vật của Animal Farm là những con vật được nhân cách hóa và biểu tượng hóa biểu trưng cho nhiều nhân vật lịch sử như con heo già Old Major biểu tượng cho Vladimir Lenin. Như con heo Snowball biểu hiện cho nhân dáng Trostky, như con heo Squealer biểu hiện cho Vyacheslav Molotov, như con heo Napoleon biểu hiện cho Joseph Stalin.
Dù George Orwell nói là không ám chỉ đến một quốc gia nào hay một nhân vật nào nhưng sự ám chỉ để tạo thành châm biếm phê phán dựa trên những sự kiện lịch sử đã tạo thành ẩn dụ có ý nghĩa.
Như hình tượng của con lợn già Old Major, có thể là của Marx với chủ nghĩa đại đồng với chế độ xã hội lý tưởng nhưng có khi là biểu tượng của Lenin khi xác ướp được trưng bày tương tự như thủ cấp của Old Major được thờ phụng.
Như hình tượng của con heo Napoleon, một con heo Berkshire hung dữ tượng trưng cho khuôn dáng của một bạo chúa, không những dùng tuyên truyền và bạo lực kết hợp mà còn dùng sự hung ác bạo lực để thi hành những tham vọng của mình. Nó bắt đầu xử dụng những con chó con bị bắt đi từ ổ của mẹ, chó Jessie và Bluebell, nuôi dạy để những con chó này thành những cận vệ hung ác làm tay sai cho Napoleon. Sau khi đuổi Snowball khỏi trang trại, Napoleon tự trao cho mình uy quyền tuyệt đối, bắt các con vật gọi nó là lãnh tụ, xử dụng con heo Squealer như một công cụ tuyên truyền và những con chó như một công cụ đe dọa và đàn áp. Nó bắt mọi thú vật trong trại tuân theo những lời răn nhưng nhiều khi tự ý thay đổi và bắt tất cả phải tuân theo. Khi chấm dứt câu chuyện, Napoleon đã bắt chước loài người đứng hai chân và hành động như một con người mà trước đây nó tuyên bố phải từ bỏ.
Con heo Snowball, đối thủ của Napoleon thuở ban đầu lãnh đạo trang trại sau khi người chủ Jones bị đánh đuổi đi. Con heo này biểu tượng cho những nhân vật lãnh đạo có thiện tâm nhưng thiếu mưu kế thủ đoạn và không đủ khả năng để bảo vệ cá nhân mình cũng như đường lối của mình. Trong truyện tuy đã được tất cả súc vật trong trang trại ủng hộ và tin tưởng sau những thành quả một mùa màng tốt đẹp nhưng lại bị Napoleon và những con chó tay sai đuổi khỏi trang trại. Và sau đó với sự tuyên truyền của con heo Squealer tung những tin đồn tạo cho Snowball thành một khuôn dáng ma quỷ, tội ác và tham nhũng. Như nói Snowball là mật vụ của trại chủ Jones, và vu vạ tất cả những lỗi lầm lên đầu con heo Snowball này.
Con heo Squealer là một thủ túc của Napoleon và đóng vai trò của một phụ tá tuyên truyền tán dương vinh danh Napoleon và bào chữa che chở những sai trái lỗi lầm của con heo lãnh đạo này. Như sách lược của chế độ Cộng Sản, con heo này không muốn có sự tranh luận bình đẳng và chỉ muốn xử dụng luận cứ để thi hành những hành động nhiều khi tàn ác và không nhân bản. Squealer luôn cho rằng đời sống trong trang trại mỗi ngày tốt hơn vì sự lãnh đạo của Napoleon và đôi khi lén lút sửa chữa những điều răn trên tường chuồng bò để có lợi cho những con heo lãnh đạo.
Những con heo trong trại thú vật đã thành hình một chủ nghĩa động vật, là một hình ảnh phản chiếu có đầy nét ẩn dụ ám chỉ về các chế độ nhà nước mới trong lịch sử đặc biệt trong giai đoạn mới thành lập cũng như diễn tiến quan niệm cách mạng và chính phủ mới với các ý niệm làm phương cách nào để thực hiện.
Con heo già Old Major đã phác họa ra phần lý thuyết của chủ nghĩa động vật và các con heo trẻ hơn như Snowball, Napoleon, Squealer đã mang các tư tưởng này để thực hiện. Mới bắt đầu thì thực hiện nghiêm chỉnh nhưng sau lại có những xé rào để phục vụ cho những nhu cầu của lãnh đạo nên Bảy Điều Răn không còn được tôn trọng nữa.
Bảy Điều Răn là danh sách những quy định hay là những luật lệ được cho là để giữ trật tự và bảo đảm tính căn bản của chủ nghĩa động vật bên trong Trại Súc Vật. Bảy Điều Răn được đưa ra để thống nhất mọi loài vật với nhau trong một ý hướng chung chống lại con người và ngăn chặn các con vật không bắt chước và đi theo những thói quen ma quỷ của loài người. Một cách ngắn gọn lại để cho các thú vật trong trại dễ nhớ thành một câu “Bốn chân tốt! Hai chân xấu”. Những con vật có cánh mà đi hoặc bay hai chân cũng được ngụy biện gọi là có bốn chân, con heo Snowball cho rằng cánh cũng được coi là chân bởi vì đó là vật thể để chuyển động chứ không phải là thao tác và những con cừu cũng thường xuyên nhắc lại khiến đám đông những thú vật quên đi những lời nói dối trá của những con heo.
Bảy Điều Răn là:
1. Bất kỳ cái gì đi bằng chân đều là kẻ thù
2. Bất kỳ cái gì đi bằng bốn chân hay có cánh đều là đồng chí
3. Không con vật nào được mặc quần áo
4. Không con vật nào được ngủ trên giường
5. Không con vật nào được uống rượu
6. Không con vật nào được giết bất kỳ con vật nào khác
7. Tất cả loài vật đều bình đẳng
Sau này, Napoleon và các con heo của nó khi đã nằm chắc được quyền lực lãnh đạo tuyệt đối đã cố tình sửa đổi những điều răn mà ngăn cản chúng tham nhũng hoặc thủ lợi riêng cho những con heo. Con heo Squealer lén viết thêm vào các điều răn để làm lợi cho chúng trong khi vẫn giữ bí mật để không bị buộc tội là phá vỡ những điều luật cấm kỵ trên. Như trong điều không con vật nào được uống rượu thì thêm vào “quá mức” thành “Không con vật nào được uống rượu quá mức”. Hay cũng như thế trong điều răn “Không con vật nào được ngủ trên giường” thì thêm vào “trải ga” thành “Không một con vật nào được ngủ trên giường trải ga”. Còn câu răn cuối “Mọi con vật đều bình đẳng nhưng có một số con vật khác bình đẳng hơn” và như thế châm ngôn ngắn thành “Bốn chân tốt, hai chân tốt hơn” khi con lợn Napoleon bắt chước đi hai chân giống như loài người.
Con heo Snowball tìm cách dạy các con thú khác đọc và viết từ cuốn sách cũ của con người chủ trại, nhưng rất ít có những con vật chăm chú vào việc học nên những con thông minh được giữ vị trí cao. Năm đầu tiên lương thực đầy đủ trại hoạt động êm ả. Những con lợn tự nâng lên cấp lãnh đạo thể hiện bằng cách dành cho chúng những thức ăn đặc biệt mà chúng gọi là chính sách phục vụ sức khỏe cá nhân. Con heo Napoleon bí mật lấy những chó con trong trang trại và tự mình huấn luyện chúng thành những cận vệ trung thành. Trong trận chiến với người chủ trại ông Jones để giành lại quyền làm chủ, những con chó này đã đánh bại trong một trận chiến mà chúng gọi là Trận Cowshed.
Hai con heo Snowball và Napoleon bắt đầu một cuộc đấu tranh để giành quyền lực khi Snowball tuyên bố ý tưởng về một cối xay gió thì Napoleon tức thì phản đối. Snowball phát biểu nồng nhiệt về cối xay gió thì Napoleon tập họp chín con chó để đánh đuổi. Snowball vắng mặt trong trại nên Napoleon tự nhận mình là người lãnh đạo trại và thực hiện những công cuộc thay đổi. Những cuộc hội họp để tranh luận không còn nữa và thay vào đó một ủy ban gồm các con heo quyết định mọi sự kiện xảy ra và trại súc vật có sinh hoạt của một xã hội toàn trị độc tài.
Napoleon dùng một con heo tên Squealer làm nhân vật phát ngôn cho mình thông báo rằng Snowball đã ăn cắp ý tưởng về cối xay gió của Napoleon. Con heo Squealer coi như là một sự ám chỉ một nhân vật có tính thêu dệt để tuyên truyền. Các con vật làm việc nhiều hơn trước với lời hứa hẹn sẽ có một đời sống thoải mái no đủ hơn với chiếc cối xay gió. Sau một cơn bão lốc, các con vật trong trại thấy những thành quả lao động do sự cố sức tạo ra hầu như biến mất. Napoleon và Squealer đổ thừa là do con heo Snowball phá hoại dù theo những trại chủ chung quanh thực tế cối xay gió bị phá hủy bởi những bức tường che chở xây quá mỏng manh. Tự nhiên con heo Snowball trở thành kẻ tội đồ chịu mọi tội lỗi bị gán ép cho. Con heo Napoleon bắt đầu cuộc thanh trừng giết hại nhiều con vật bị buộc tội là tòng phạm của Snowball. Trong lúc ấy con ngựa Boxer được dạy châm ngôn thứ hai: Napoleon luôn luôn đúng.
Con heo Napoleon ngày càng lộng hành và lạm dụng quyền lực, vì thế cuộc sống trở nên khó khăn hơn cho các con vật. Những con heo lãnh đạo áp đặt thêm nhiều biện pháp kiểm soát trong khi lại vẫn giữ những ưu tiên cho chúng. Chúng viết lại lịch sử để kể tội Snowball và vinh danh Napoleon như nói con heo Snowball chiến đấu cho loài người trong trận Cowshed và Napoleon đã đánh Snowball trong khi thực tế Snowball bị trúng một viên đạn từ khẩu súng của Jones.
Squealer sửa chữa mọi tuyên bố do Napoleon đưa ra, thậm chí cả sự thay đổi Bảy Điều Răn của Chủ Nghĩa Súc Vật. Như điều “Không một con thú nào được uống rượu” được đổi thành “Không một con thú nào được uống rượu quá mức” khi những con heo phát hiện ra những nơi cất giấu rượu Whisky. Bài hát “Beasts of England” cũng bị cấm vì lý do nó không còn thích hợp bởi vì theo lời của con heo Napoleon giấc mơ của Trại Súc Vật đã thành hiện thực. Nó được thay thế bằng một bài hát ca tụng lãnh tụ Napoleon và con heo này đã thay đổi theo cung cách con người. Các con thú vật dù vừa chịu đói, chịu rát và phải làm việc quá mức nhưng vẫn bị tuyên truyền tạo tâm lý rằng đời sống hiện tại thoải mái và hạnh phúc hơn thời sống với trại chủ loài người là ông Jones. Con heo Squealer lợi dụng trí nhớ kém cỏi của loài vật sáng tác ra các con số thống kê giả tạo để lừa dối về những cải thiện đời sống của chúng.
Ông Frederick một trong hai trại chủ láng giềng đã lừa con heo Napoleon bằng cách mua gỗ xẻ bằng tiền giả và sau đó tấn công trang trại dùng chất nổ để phá hủy chiếc cối xay gió mới được làm lại. Dù cuối cùng những con vật của trại súc vật giành được chiến thắng nhưng phải trả một giá rất đắt là nhiều con vật bị thương kể cả con ngựa siêng năng làm việc nhất Boxer. Con heo Squealer thì bị mất tích không tìm được tăm dạng. Boxer vẫn tiếp tục làm việc, càng cố gắng hơn cho đến lúc gục ngã vì kiệt sức ở trước cối xay gió. Napoleon chở Boxer bằng một xe tải và nói rằng Boxer sẽ được chăm sóc tử tế. Tuy nhiên Benjamin đã nhận ra khi Boxer được tống lên chiếc xe của những người chuyên mua ngựa già về để làm thịt và đã cố gắng phản đối nhưng những nỗ lực của các con thú không có kết quả. Con heo Squealer nhanh chóng thông báo rằng chiếc xe ấy là của bệnh viện thú y chứ không phải của những người đồ tể ngựa và nó kể lại một cái chết đầy thương tâm của Boxer trong khi được cứu chữa tận tình của các bác sĩ. Thực ra, những con heo này mang bán Boxer để có tiền mua rượu whisky về uống. Và lũ heo trong trại lại được say mèm.
Nhiều năm qua, những con lợn đã biến dạng theo cung cách con người. Chúng đi thẳng hai chân, mang roi da và mặc quần áo bảnh bao. Bảy Điều Răn chỉ còn lại một điều duy nhất “Tất cả các loài vật đều bình đẳng nhưng có một số loài vật bình đẳng hơn những loài vật khác”. Con heo Napoleon tổ chức một buổi tiệc cho cả thú lẫn người ở trong vùng ở trang trại của ông Pilkington bên cạnh. Chính ông trại chủ này đã chúc mừng Napoleon có những con vật làm việc nhiều nhất nhưng ít tốn lương thực nhất. Con heo thông báo liên minh với loài người chống lại các lực lượng “lao động” của hai thế giới người và vật. Sau đó nó xóa bỏ hành động và truyền thống liên quan tới Cách Mạng và đổi tên lại trở về danh hiệu cũ là Trại Manor.
Các thú vật trong trại nghe được về tin tức ấy và nhận ra khuôn mặt của những con lợn cầm quyền đã bắt đầu thay đổi. Trong một ván chơi bài poker một cuộc tranh cãi xảy ra giữa con heo Napoleon và trại chủ Pilkington khi cả hai đều có một quân ách bích thì các con vật trong trại nhận thấy sự giống nhau tuyệt đối đến nỗi không tìm được khác biệt giữa vật và người.
Nguyễn Mạnh Trinh